Trầm cảm căn bệnh tâm lý ở xã hội hiện đại, nó được biểu hiện dưới nhiều dạng như trầm cảm cười, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm sau sinh, trầm cảm sau chia tay. Vậy trầm cảm sau chia tay là gì? dấu hiệu ra sao và bạn cần làm gì để vượt qua được thời gian khủng hoảng đó, tất cả có ở bài viết này chú ý theo dõi nhé
Vì sao chúng ta chia tay?
Mỗi một mối tình đều là độc nhất vô nhị – và bạn cũng phải có lý do của riêng mình khi không thể tiếp tục theo đuổi nó nữa. Thế nhưng, các nhà khoa học đã chỉ ra 8 nguyên nhân chính cho sự kết thúc của các cặp đôi:
- Mong muốn được tự chủ hơn trong mối quan hệ
- Thiếu điểm chung trong sở thích hay tính cách
- Thiếu sự hỗ trợ cho nhau từ cả hai phía
- Thiếu sự cởi mở
- Thiếu sự trung thành
- Quá ít thời gian dành cho nhau
- Thiếu công bằng
- Thiếu lãng mạn
Các giai đoạn trải qua khi trước khi chia tay
16 giai đoạn mà một cặp đôi trải qua trước khi thật sự không còn là của nhau
- Mất dần hứng thú với nhau
- Để ý người khác
- Hành động xa cách
- Cố gắng tìm ra nguyên do
- Lảng tránh nhau
- Tiếp tục mất hứng thú với nhau
- Cân nhắc chia tay
- Nói lên cảm xúc của mình
- Tiếp tục cố gắng tìm ra nguyên do
- Để ý người khác
- Hành động xa cách hơn
- Hẹn hò với người khác
- Hàn gắn
- Cân nhắc chia tay
- Hồi phục
- Chia tay
4 giai đoạn tâm lý trầm cảm sau chia tay
Có 4 giai đoạn mà hầu như ai cũng phải trải qua sau chia tay gồm: giai đoạn cảm xúc bất ổn, giai đoạn nguôi ngoai, giai đoạn cảm xúc ổn định, giai đoạn phục hồi.
Giai đoạn thứ nhất và thứ hai là khó vượt qua nhất, đồng thời cũng là giai đoạn tâm lý của nhiều người dễ suy sụp nhất. Vì vậy muốn thoát ra khỏi một mối quan hệ đổ vỡ, bạn phải nỗ lực hơn trong giai đoạn thứ nhất và thứ hai còn hai giai đoạn còn lại có thể yên tâm “để thời gian chữa lành vết thương”.
GIAI ĐOẠN NGUY HIỂM NHẤT: TÂM TRẠNG BẤT ỔN, ĐẦY BIẾN ĐỘNG
Dấu hiệu
Trong vòng một tuần sau khi chia tay có thể được coi là giai đoạn phi lý trí nhất đối với nhiều người bởi cảm xúc của họ biến động rất dữ dội: oán giận, buồn bã, đau lòng, lo lắng, phiền muộn, hưng cảm (tâm trạng cực kỳ hưng phấn và dễ bị kích động), bồn chồn, bất an,… Thậm chí một số người còn có suy nghĩ muốn quay lại, níu kéo, cứu vãn mối quan hệ đã tan vỡ trong thời gian này đó là vì họ đang ở trong trạng thái suy nghĩ không thông, không lý trí, bị cảm xúc lấn át.
Cách vượt qua
Lời khuyên dành cho những người đang ở trong giai đoạn này chính là bạn nên thay đổi môi trường sống, một chuyến du lịch xa ngắn ngày là một trong những phương pháp khá hữu hiệu. Bởi vì khi cảm xúc không ổn định nhất, bất kỳ môi trường quen thuộc nào cũng có thể khiến bạn “nhìn vật nhớ người”.
Dấu hiệu rõ ràng nhất chính là khi nhìn thấy thứ gì đó quen thuộc bạn sẽ lặng người rất lâu, hoàn toàn chìm đắm trong ký ức mà quên mất việc mình đang làm. Thế nên bạn cần một chuyến du lịch xa hoặc nếu có thể thì hãy chuyển nhà để thay đổi môi trường xung quanh và giải thoát cho tâm trí của bạn.
Nhưng chỉ điều chỉnh lại môi trường sống thôi là chưa đủ mà bạn cũng nên nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Bạn không thể cứ trốn tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài bởi vì tâm trạng hiện tại của bạn không ổn định, nói trắng ra là bạn đang rất yếu lòng và không thể tự chủ.
Đối với nhiều người, điều khó khăn nhất là họ bỗng dưng cảm thấy trống rỗng và thiếu đi sự đồng hành. Lúc này bạn cần tìm người lấp đầy sự thiếu vắng đó, dù bạn bè và người thân không giống như người yêu cũ nhưng khoảng cách về mặt tâm lý giữa bạn và họ thì gần như nhau nên hãy cứ trút hết tâm sự để được giải toả.
Hơn nữa, khi bạn tâm sự với ai đó, họ có thể đóng vai trò đánh lạc hướng, giúp bạn xóa bỏ cảm giác trống rỗng hay cảm giác như không ai quan tâm đến bạn. Tốt nhất là trong giai đoạn này bạn đừng quá quan tâm đến thể diện vì đây là lúc bạn dễ tổn thương nhất, nếu vì ngại mà không nhờ đến sự giúp đỡ thì sẽ mang lại cho sức khỏe tinh thần của bạn rất nhiều tác động tiêu cực.
GIAI ĐOẠN ĐAU KHỔ VÀ GIÀY VÒ NHẤT: GIAI ĐOẠN CẢM XÚC NGUÔI NGOAI
Biểu hiện
So với giai đoạn đầu tiên thì giai đoạn này an toàn hơn vì lúc này bạn đang dần thoát ra khỏi sự bất ổn và bắt đầu chấp nhận sự thật. Nhưng đây cũng có thể là giai đoạn khiến bạn khó chịu nhất.
Nguyên nhân là bạn đã không còn muốn trút hết muộn phiền ra ngoài trong giai đoạn này nữa bởi khóc cũng khóc đủ rồi, tâm sự với người xung quanh cũng đủ rồi, chửi bới mắng mỏ thậm chí đập đồ đạc, dọn nhà, đi du lịch,… cũng đã làm ở giai đoạn trước rồi, bạn sẽ cảm thấy thể lực và tinh thần của mình đều đã chai lì rồi.
Tuy nhiên việc này không tốt bởi trong giai đoạn tâm trạng bất ổn trước đó, dù bạn có làm những điều điên rồ đến mức nào đi chăng nữa thì ít nhất bạn cũng có thể trút bỏ được phần nào gánh nặng. Trong giai đoạn cảm xúc đang dần nguôi ngoai, bạn không còn gì để trút bỏ nữa, chỉ biết giữ hết mọi cảm xúc trong lòng. Những người đồng hành cùng bạn trong giai đoạn trước cũng đã trở lại cuộc sống bình thường, không ai có thể ở bên bạn suốt được.
Giai đoạn thứ hai này đòi hỏi bạn phải một mình đối mặt. Bạn sẽ phải đối mặt với nỗi cô đơn khi thiếu vắng người cũ và cả khi bạn bè, gia đình không thể ở bên. Sự cô đơn chồng chất này rất khó vượt qua và cực kỳ giày vò.
Cách vượt qua
Ở giai đoạn này bạn không nhất thiết phải đi ra ngoài mà hãy bình tâm suy ngẫm và đưa ra kết luận. Suy nghĩ cẩn thận về mối quan hệ tan vỡ xem bạn đã học được gì và đang hối tiếc những gì, không nên trốn tránh và hãy mạnh mẽ đối diện với cảm xúc của mình bởi lúc này bạn đã bình tĩnh hơn rất nhiều, bạn đã có thể suy nghĩ bình thường, logic. Việc suy nghĩ cũng có thể khiến tâm trạng bình tĩnh trở lại, giúp bạn chuyển từ tư duy cảm tính sang tư duy lý trí.
Nếu bạn không biết làm thế nào để vượt qua sự trống trải khi không có ai bên cạnh, bạn nên học hỏi một số điều mới, bắt đầu một sở thích mới. Để giúp bản thân tiến bộ hơn sau mối quan hệ tan vỡ thì có thể tìm hiểu những nội dung nghiên cứu về tâm lý học và những vấn đề nảy sinh trong tình cảm.
Nếu bạn vẫn còn có ý nghĩ muốn quay lại trong giai đoạn này thì không phải là không thể nhưng bạn phải cân nhắc xem liệu bản thân đã hiểu rõ những vấn đề dẫn đến sự đổ vỡ hay chưa, bạn phải chắc chắn rằng mình có thể giải quyết, chắp vá mối quan hệ này.
Việc vượt qua một mối quan hệ tan vỡ là quá trình đối mặt với cảm xúc của một cá nhân. Trước hết bạn phải học cách chấp nhận sự thật rằng hai người đã chia tay, chấp nhận kết quả từ những hành động của mình và học cách trả giá cho tình cảm và cuộc sống của chính mình.
Bạn phải học cách tự suy ngẫm và tổng kết những việc đã xảy ra, dũng cảm đối diện với những lợi ích và mất mát của bản thân trong mối quan hệ đã đổ vỡ. Bạn phải nhìn nhận những cái đúng, những cái sai và những cái bạn có thể làm tốt hơn. Cuối cùng, bạn hãy bắt đầu trải nghiệm cuộc sống mới đầy hứa hẹn trong tương lai, học cách sống tốt cho đến khi người kế nhiệm xuất hiện bởi quá trình vượt qua một mối quan hệ tan vỡ là quá trình cho phép bạn sống lại.
Việc chia tay trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng là điều mà chẳng ai mong muốn, tuy nhiên còn duyên thì ở hết duyên thì đi níu kéo nhau chi cho đời thêm khổ. Nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu trầm cảm sau chia tay trên thì hãy tìm cách vượt qua chúng, cuộc sống bạn vẫn phải tiếp tục còn rất nhiều điều hay ho đang chờ chúng ta khám phá, đừng vì mất 1 người mà đánh mất cả 1 tương lai!