Bạn là người quan tâm tới thiết kế nhưng không biết bắt đầu từ đâu vậy thì hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn biết UI, UX là gì? Tại sao trong design UI, UX lại quan trọng. Và hơn hết là những chú ý khi bạn áp dụng UX Design vào trong công việc của mình
UX là gì?
UX được viết tắt cho User Experiance, mang nghĩa là trải nghiệm người dùng, thông thường UX sẽ đi với Design mang nghĩa là thiết kế trải nghiệm người dùng. Vậy thiết kế mang trải nghiệm người dùng là như thế nào?
Xin thưa, thiết kế trải nghiệm người dùng – UX design có nghĩa là mọi thiết kế của bạn phải dựa trên hành vi, cảm xúc của người dùng, nó phải có ý nghĩa, phù hợp và thuận tiện cho họ. Điều này thật sự quan trọng với website của bạn đấy, khi bạn thiết kế giao diện cho các website, mọi thứ trên website phải lấy người dùng làm trung tâm
Thiết kế UX – trải nghiệm người dùng là một cách tiếp cận tích hợp để tương tác của người dùng Internet với giao diện của một trang web, ứng dụng di động hoặc chương trình. Nó được tạo ra để phát triển một chương trình có lợi và dễ cảm nhận cho người dùng.
UX liên quan đến các thành phần khác nhau bao gồm bố cục của nội dung, tương tác với người dùng cũng như thiết kế đồ họa. Bạn cần phải nghiên cứu hành vi của người dùng, phát triển các mẫu ban đầu của hành vi và tiến hành thử nghiệm. Tất cả công việc được thực hiện bởi UX-designer
Việc thiết kế trải nghiệm người dùng tích hợp rất nhiều lĩnh vực khác nhau, một người làm thiết kế trải nghiệm người dùng phải quan tâm tới hành vi của người dùng bao gồm hành động trước khi vào website, xem họ quan tâm vấn đề gì, họ tham khảo ở những đâu, thích điều gì.
Trong khi vào website thì họ xem cái gì nhiều nhất, người dùng có gặp vấn đề gì khi vào website của mình không. Các mục trên website có thuận tiện cho người dùng khi người ta muốn mua hàng hóa hay trải nghiệm sản phẩm.
Nếu bạn muốn website của bạn được nhiều lượt truy cập và thời gian họ ở trên website lâu thì buộc bạn phải biết cách thiết kế trải nghiệm người dùng. Chẳng có người dùng nào lại muốn hoạt động trên một website gây khó chịu cho mình, và khi này lập tức họ sẽ thoát khỏi website không chần chừ
Không có một sản phẩm nào hoạt động riêng rẻ bởi chúng sẽ luôn được liên kết với các hoạt động hậu mãi sau này. Vì thế khi mà một sản phẩm cung cấp cho người dùng một trải nghiệm tốt, việc thiết kế không chỉ là nhằm nâng cao mức độ tiêu thụ mà còn là tạo trải nghiệm tốt cho người dùng trong toàn bộ quá trình mua hàng và ngay cả sau khi mua hàng
Các nhà thiết kế trải nghiệm người dùng không chỉ tạo ra sản phẩm tốt cho người dùng mà còn tạo ra các trải nghiệm khác như niềm vui, hiệu quả của sản phẩm. Trải nghiệm người dùng tốt chính là việc đáp ứng được cho nhu cầu của khách hàng bất cứ không gian hay thời gian nào
Là một nhà thiết kế UX, bạn nên cân nhắc lý do tại sao người dùng phải sử dụng sản phẩm của bạn về mặt giá trị hay mặt thẩm mỹ,…từ đây bạn mới có thể tiếp cận được với người dùng của mình và biết cách tạo cho họ một trải nghiệm có ý nghĩa. Như đã nói thì UX Design tích hợp nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm marketing, lập trình, thiết kế,…
Các nhiệm vụ mà một người làm UX Design phải chú ý như nghiên cứu người dùng, sáng tạo cá tính riêng cho sản phẩm của mình, thiết kế thử nghiệm. Tại sao mình lại nói UX Design dành cho website đơn giản vì đây là nơi mà bạn có thể thấy được hiệu quả lớn nhất.
Tại sao website phải cần có UX Design
Sự quan trọng của UX đối với website
Sự tương tác của người dùng với website là lý do mà website được sinh ra và phát triển, để người dùng có thể thao tác nhanh chóng và dễ dàng thì bạn phải tối ưu những nội dung có trên website của mình.
Vậy những nội dung nào mà bạn cần phải tối ưu? Hãy theo dõi phần dưới đây nhé
Sự hiệu quả của tương tác người dùng
Ngay từ cái tên chắc bạn cũng nhận ra điều mình muốn nói ở đây là gì rồi đúng không nào, đó chính là sự tương tác của người dùng với website trên có lâu không, trong quá trình tương tác này thì người dùng của bạn có gặp phải vấn đề nào không.
Kiểm soát lỗi trong quá trình tương tác
Sản phẩm của bạn đã hoàn thành nếu như mức độ hiệu quả của bạn không gặp bất cứ vấn đề nào, tuy nhiên nếu trong quá trình hoạt động của website và sự tương tác của người dùng với nó gặp vấn đề thì buộc bạn phải kiểm tra lại và đưa ra các biện pháp khắc phục.
Ví dụ như việc khách hàng mua hàng trên website, khi thanh toán có rất nhiều hình thức thanh toán hiện lên như thanh toán qua thẻ ngân hàng, qua airpay, VISA,… nhưng khách hàng này lại không thể sử dụng được bất cứ hình thức thanh toán nào. Vậy bạn nên lưu ý điều này và có thể thêm vào hình thức thanh toán khác như thẻ điện thoại hoặc cập nhật thêm một phần hỗ trợ thanh toán cho người dùng.
Với vấn đề này, bạn nên yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cho mình để hỗ trợ tư vấn chứ không nên bắt khách hàng của mình thanh toán luôn.
Chứa các chức năng cần thiết
Trong bước nghiên cứu khách hàng, bạn phải xác định được đâu là chức năng cần thiết cho họ, và khi nào thì chức năng đó nên được cung cấp. Bạn nên tìm hiểu kỹ càng sau đó liệt kê ra thật chi tiết, đừng quên là sau khi liệt kê thì phải chọn ra cách khiến khách hàng dễ tương tác nhất với bạn nhé.
Đừng bao giờ sử dụng bừa bãi một chức năng hoặc sử dụng lãng phí nó, bạn nên biết chính xác trong giai đoạn nào thì chức năng ấy được hiển thị lên cho người dùng
Quá trình sử dụng dễ dàng
Việc để cho website của bạn dễ dàng cho người dùng tương tác thì việc làm cho họ nhớ những thao tác đó cho lần sau cũng là một vấn đề. Ví dụ dễ hiểu nhất là khi người dùng vào một website mà các đầu mục của nó bằng tiếng Anh, hoặc là ngôn ngữ khác mà họ không biết, vậy thì họ có thể sử dụng Google dịch, tuy nhiên nếu trong lần thứ hai, đề thao tác được mà họ vẫn phải sử dụng Google dịch thì chứng tỏ UX của bạn chưa tốt.
Ngược lại, nếu như người dùng đó thao tác mà không phải sử dụng công cụ dịch thì đây chính là điều mà người làm UX phải thực hiện.
Sử dụng dễ dàng
Một website thuận lợi cho người dùng trong quá trình tương tác, tìm kiếm thông tin hay cách thức đặt hàng dễ dàng thì chắc chắn người dùng sẽ ở trên website của bạn lâu hơn.
Một số vấn đề còn tồn tại của UX Design
Hiện nay công nghệ và internet phát triển ở mức đáng kinh ngạc, bạn sẽ không biết rằng trong một vài năm nữa sẽ có những điều gì được thay bằng AI, robot, biết đâu trong đó có cả các website thì sao. Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại thì nó vẫn quan trọng. Để không uổng công sức thì bạn nên chú tâm vào hoạt động thiết kế cho người dùng, những trang web còn tồn tại và trụ được chứng tỏ nó có gây ấn tượng với người dùng.
Như đã nói về các yếu tố bên trong để tạo nên một website tốt, tuy nhiên bạn đừng nghĩ chúng tốt đến mức như thế, hiện tại thì UX Design còn tồn tại một số vấn đề như
Không phải lúc nào cũng đem lại trải nghiệm tốt nhất
Đừng cảm thấy khó hiểu khi bạn đã cố gắng tối ưu mọi yếu tố cấu thành nên UX nhưng kết quả của bạn vẫn không như mong đợi. Làm hài lòng chỉ là ở một bộ phận có hành vi đơn giản có thể dễ nắm bắt, còn lại với những đối tượng còn lại thì đây là một vấn đề. Nếu sản phẩm của bạn có khách hàng mục tiêu là những người “sống ẩn dật” thì kèo này khó nhằn đấy.
Ví dụ nhé, sản phẩm của bạn là bất động sản có mức giá rất cao, vậy làm sao cho khách hàng của bạn tiếp nhận được thông tin. Những người có khả năng mua được bất động sản liệu họ có rảnh rỗi để ngồi lướt web đọc thông tin với những website “cá chích” như bạn? Khi này bạn buộc phải có cho mình những chiến lược kinh doanh khác hoặc phải bỏ chi phí ra nhiều hơn.
Mỗi thiết kế phải phù hợp với sản phẩm, nhu cầu, mục đích riêng, đừng cho thiết kế của một website này sang một website khác.
Số liệu thông thường không xác định được hiệu quả
Sau mỗi dự án, bạn phải đo lường lại kết quả của mình, đây chắc chắn là phần bạn mong đợi nhất, thông thường để đo lường số liệu chúng ta thường nhìn vào các chỉ số như lượt truy cập, lượt hành động trên trang, lượt mua hàng nếu có, tỷ lệ thoát, thời gian người dùng ở lại trên website của bạn, lượt đăng ký… vân vân và mây mây, tuỳ thuộc vào website của bạn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ như thế nào để có những chỉ tiêu đo lường phù hợp.
Muốn xác định được hiệu quả bạn nên áp dụng các cách như hỏi trực tiếp khách hàng, tạo cuộc thăm dò ý kiến hoặc tạo các tình huống giả định.
Sự khả dụng và tính trải nghiệm người dùng.
Việc giao diện xuất hiện một cách thân thiện và hiệu quả với người dùng chính là tính khả dụng. Nó chiếm phần lớn trong việc UX Design, và là một phần quan trọng còn trải nghiệm người dùng nói về sự cảm nhận của người dùng đối với website
Tồn tại vấn đề khó phát triển
Đa phần các doanh nghiệp mới đặt chân vào thị trường đều đang gặp khó khăn trong việc thiết kế trải nghiệm người dùng, họ chưa hiểu hết được sự cấp thiết của vấn đề, họ chỉ đang nghĩ đơn giản rằng chỉ cần có website tiếp đến là chạy quảng cáo và cuối cùng là việc tăng doanh thu. Nhưng trên thực tế thì việc làm này là bề nổi và nó chỉ tồn tại khi doanh nghiệp còn tiền. Họ chỉ cần một người thiết kế website và một người phát triển website là đủ.
Quy trình làm việc thay đổi, chi phí tăng lên.
Nếu chỉ thiết kế một website đơn giản bao gồm tên miền hay server thì chỉ tầm ba triệu vnđ, tuy nhiên khi kết hợp cả yếu tố trải nghiệm người dùng vào thì mức giá sẽ được tăng lên rất nhiều lần. Cái lợi của UX Design sẽ không được thấy luôn mà nó sẽ được kiểm chứng theo thời gian
Những lưu ý để sử dụng UX Design
Thiết kế tương tác
Cùng điểm nhẹ qua xem thiết kế tương tác là gì đã nhé. Thiết kế tương tác là việc bạn click vào xem video trên Youtube hay nghe nhạc trên ZingMP3 hoặc dễ thấy nhất đó là bạn mua hàng online. Tất cả những hành động của người dùng với website đều được là thiết kế tương tác người dùng, đây là tiền đề để đánh giá hiệu quả của website mang lại. Thiết kế tương tác là một phần nhỏ trong thiết kế trải nghiệm người dùng – UX Design.
Thiết kế tương tác hiện nay đang gặp phải nhiều khó khăn khi người dùng ngày càng thông minh để lựa chọn cho mình những nguồn thông tin đáng tin cậy trên internet, họ sẽ không bị lừa bởi những banner màu mè, những lời mời đầy mật ngọt, họ chỉ tin vào những thứ mà họ trải nghiệm hoặc nghe từ người thân, bạn bè.
Xuyên suốt từ bạn đầu tới bây giờ mình cũng đã nhắc rất nhiều về việc nghiên cứu người dùng, tuy nhiên chẳng có cách nào để bạn đáp ứng hết được yêu cầu của tất cả người dùng đâu bởi mỗi người có một cách suy nghĩ khác nhau. Chúng ta chỉ cần đưa ra những đánh giá về mức độ chung để có một câu trả lời tổng quát áp dụng được cho mọi trường hợp mà thôi
Mình sẽ đưa ra một ví dụ dễ hiểu nhé
Website của bạn cung cấp các sản phẩm cho trẻ em dưới 5 tuổi, tuy nhiên khách hàng của bạn khi này không phải là trẻ em mà lại là phụ huynh, phần lớn sẽ là các bà mẹ. Bạn sẽ không biết được mỗi bà mẹ đang gặp phải vấn đề gì khi chọn quần áo cho con của họ nhưng có một điều chắc chắn rằng tất cả các bà mẹ đều yêu thương con và mong những thứ tốt đẹp nhất sẽ đến với con của mình.
Vậy, nếu khi họ ghé thăm website của bạn và họ đang ở trang chủ, việc bạn cần làm đó chính là thu hút sự chú ý của họ vào một góc nào đó tại trang chủ của website, có thể là những mẹo vặt về chăm sóc sức khoẻ, cách chăm con, hoặc làm đẹp cho bé,…
Chắc chắn rằng đã là mẹ thì ai cũng sẽ click vào, nhưng cái quan trọng là đích đến của trang phải cung cấp thông tin đúng với chủ đề mà họ đang quan tâm, như thế thì việc bạn thu hút mới thành công. Đừng chỉ vì vài lượt truy cập trang hay thời gian ở lại trên trang mà bạn thực sự mất đi những khách hàng tiềm năng cho mình,
Như vậy là đã xong khi thiết kế trang chủ đã thu hút được một lượng lớn người quan tâm và truy cập, việc cần giải quyết bây giờ là các trang con. Hầu hết các trang con mà một website đang có bao gồm trang liên hệ, trang nội quy, bảo mật,…những trang này hầu hết người dùng không quan tâm nên bạn không cần quá chú tâm vào nó. Các trang con quan trọng nhất là phần sản phẩm cung cấp và trang chi tiết của từng sản phẩm.
Với trang sản phẩm bạn chỉ cần sắp xếp bố cục hợp lý, ví dụ sắp xếp các sản phẩm mới nhất rồi đến cũ nhất, hay sắp xếp theo giá chẳng hạn
Đối với những trang chi tiết sản phẩm, bạn phải hiển thị chi tiết thông tin sản phẩm, quan trọng hơn hết là việc bạn phải điều hướng việc mua hàng cho khách hàng, đừng bắt khách hàng của mình phải tìm nút mua hàng ở đâu. Một điều phải lưu ý nữa đó là trong trang chi tiết sản phẩm bạn nên cho hiển thị các sản phẩm liên quan, có thể liên quan về giá, về mẫu, về kích cỡ,…
Thiết kế hình ảnh trong UX Design
Hình ảnh có thể thay từ cho từ ngữ để biểu đạt nội dung mà bạn muốn thể hiện, đấy là cái cốt yếu của việc thiết kế hình ảnh trong UX Design, đối với những nhà thiết kế website thì đây là một thuật ngữ thông thường. Nếu bạn biết cách phối hợp màu sắc cùng bố cục thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như trong việc nhận diện thương hiệu. Dưới đây là một số điểm chung mà những người thiết kế website cần lưu ý
Thiết kế nội dung hình ảnh
Nội dung hình ảnh phải được thiết kế sao cho sát với nội dung đăng tải trên website bao gồm thông tin cung cấp cho người dùng hay sản phẩm,…vị trí đặt hình ảnh. Hình ảnh phải kích thích được thị giác của người dùng trước tiên, sau đó là kích thích hành động, màu sắc sử dụng nên cùng concept với nội dung hoặc bố cục. Giả sử như nội dung của bạn cung cấp là về mẹ và bé thì nên chọn các tone màu tươi sáng và nhẹ nhàng như màu hồng hoặc nâu sữa,…Nếu bạn chưa rõ cách phối màu có thể tìm thêm thông tin trên internet.
Vị trí của ảnh
Người dùng hiện nay đang có xu hướng đơn giản hoá, kể cả việc tiếp nhận thông tin, họ chỉ muốn tiếp nhận những thông tin chính. Hình ảnh cũng vậy, phải có ý nghĩa thì mới nên cho xuất hiện trước người dùng, vì chỉ có thế thì họ mới thấy doanh nghiệp của bạn đáng được quan tâm.
Việc đặt hình ảnh ở đâu trên website cũng là một vấn đề, nếu nội dung cung cấp cho người dùng thiên về học thuật thì việc chèn ảnh vào là điều vô nghĩa, nhưng nếu nội dung cung cấp về hướng dẫn cách sử dụng hay cài đặt thì hình ảnh lại là thứ quan trọng, nó giúp người dùng dễ dàng thao tác và tưởng tượng hơn.
Để cho hiệu quả nhất thì bạn nên đặt vị trí của mình vào người dùng hoặc cho chạy thử nghiệm trước với một nhóm đối tượng
Kích thước hình ảnh
Tuỳ vào sản phẩm mà website đang hoạt động thì có hình ảnh sẽ có những kích thước riêng, ví dụ như với sản phẩm là dịch vụ hay ẩm thực thì hình ảnh phải sắc nét, to, với những nội dung liên quan về học thuật hay kiến thức thì hình ảnh chỉ cần ở mức tương đối. Dù là sản phẩm nào thì bạn cũng nên lưu ý về giảm dung lượng ảnh nhưng vẫn phải đảm bảo đọ nét của ảnh. Bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY để biết cách giảm dung lượng ảnh cho mình nhé.
Định dạng hình ảnh
Định dạng hình ảnh là một phần nhỏ mà ít có người làm website nào để ý đến nó nhưng đây cũng là một lưu ý quan trọng dành cho website của bạn. Một vài định dạng hình ảnh hay được dùng như JPG, PNG hay GIF,…
User Testing
User Testing mang nghĩa là thử nghiệm người dùng, bạn có thể hiểu đơn giản là việc sử dụng các bài kiểm tra với các website để xem hiệu quả của nó đang ở mức độ nào. Có rất nhiều cách để thực hiện User Testing tuy nhiên còn phải tuỳ thuộc vào kinh phí mà doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra là bao nhiêu. Người làm UX Design phải dành nhiều thời gian cho công việc này, tuy nhiên điều gây trở ngại cho quá trình đó chính là phải lấy một lượng lớn người dùng thử ở đâu.
Một trong những phương pháp thử nghiệm người dùng phổ biến nhất hiện nay đó chính là A/B Testing, bạn đã nghe thấy nó bao giờ chưa? Nói rõ hơn nhé, A/B Testing là việc bạn chia người dùng thành hai nhóm đối tượng, mỗi nhóm người dùng sẽ trải nghiệm một thiết kế giao diện khác nhau. Việc của bạn khi này là đo lường mức độ hiệu quả để xem bài nào cho kết quả tốt nhất.
Cách triển khai User Testing
Sau khi bạn đã phân tích được hành vi người dùng, nếu bạn đang phân vân không biết sử dụng giao diện chính thức thì bạn hãy nghĩ đến phương pháp A/B Testing. Sau khi hai giao diện cho nhóm đối tượng đã thực hiện xong thì việc bạn cần làm đó chính là xuất bản lên internet cho người dùng truy cập. Ở Việt Nam hiện nay có rất ít doanh nghiệp cho áp dụng phương pháp này, tuy nhiên trên thế giới lại có rất nhiều doanh nghiệp có đủ tiềm lực để thực hiện ví dụ như Facebook.
Chẳng có khó khăn gì với người dùng Facebook để nhận ra việc thường xuyên thay đổi giao diện cho người dùng. Với lượng lớn người sử dụng trên thế giới thì việc họ dùng A/B Testing là vấn đề quá dễ dàng và kết quả thu lại cũng có độ chính xác cao
Đã đi đến bước này rồi thì để không bõ công các bạn theo dõi, mình sẽ phân tích vấn đề sâu hơn cho các bạn nhé.
Sau khi đã phân tích kỹ về hành vi khách hàng của mình, và những ảnh hưởng của các yếu tố trên website đến hành đọng của khách hàng bao gồm các chức năng cần thiết, màu sắc hay bố cục,… thì khi này UX Designer sẽ đưa ra hai giao diện không có nhiều điểm khác nhau về bố cục, chỉ có khác nhau về tương tác. Như giao diện A khi click vào nút mua hàng sẽ dẫn tới trang thanh toán còn đối với giao diện B, khi click vào mua hàng thì sẽ đi tới giỏ hàng.
Tiếp theo họ sẽ chia lượng tương tác sao cho bằng nhau vào hai giao diện sẵn có và bắt đầu giám sát sự thay đổi sự tương tác. Nhờ việc xem xét yếu tố hành vi người dùng, số lượt người tương tác vào các chức năng, hay thời gian ở lại website để biết được mức độ hài lòng của khách hàng với website của mình đang ở mức độ nào.
Bạn phải nhớ rằng việc thiết kế website là phải cho người dùng chứ không phải là cho chủ của website đó, vì thế mà bạn càng hiểu khách hàng thì bạn càng thành công. Sau khi có kết quả chung cuộc thì bạn sẽ quyết định xem sử dụng giao diện nào làm chính thức.
Hành vi người dùng trong UX Design
Hành vi người dùng chỉ việc tương tác hay hành động của người dùng trên trang, tất nhiên bất cứ một website nào cũng mong có một lượt traffic nhiều đến mức sập cả web, đùa tý thôi nhưng thực tế là thế đó.
Làm thế nào để người dùng có thể lập lại nhiều hành động giống nhau trên trang của bạn? Đấy chính là hành vi của người dùng. Có cách nào để nghiên cứu hành vi của người dùng hay không? Chắc chắn là có rồi nhưng còn tuỳ thuộc vào tiềm lực của bạn mà.
Với những website có kinh phí thấp thì cách đơn giản nhất đó chính là bạn hãy đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng xem thực sự họ mong muốn điều gì từ website của bạn.
Người dùng có thể được chia ra làm hai loại là người dùng bình thường và người dùng đặc biệt. Người dùng bình thường là gì? Sao nghe có vẻ không bình thường chút nào vậy. Người dùng bình thường trong trường hợp này có thể được hiểu là những người không có bất cứ liên quan nào trong việc tạo ra website của bạn, họ có những đánh giá khách quan nhất.
Họ là những người vào website của bạn để tìm kiếm thông tin hay giải trí,…Thay vì sử dụng cái tôi quá nhiều trong việc tạo website bạn vẫn nên để ý đến cảm nhận của người dùng.
Còn người dùng đặc biệt là gì? Nếu bạn đã hiểu người dùng bình thường là gì thì người dùng đặc biệt là trái ngược với nó. Người dùng đặc biệt sẽ là người có liên quan đến việc tạo ra website của bạn hoặc bạn có thể được xem là người dùng đặc biệt – người luôn cho rằng các tính năng tích hợp trên đứa con tinh thần của mình là tốt nhất, thu hút người dùng nhất.
Nhưng trên thực tế lại khác biệt hoàn toàn, việc bạn nghĩ là một chuyện còn việc khách hàng nghĩ như thế nào lại là một việc khác. Dẫu biết là không thể nào làm hài lòng hết được tất cả khách hàng của mình nhưng bạn nên tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng nhé, công sức của bạn sẽ được báo đáp sớm thôi
UI Design
Có rất nhiều sự nhầm lẫn giữa UI Design với UX Design và một lần nữa mình phải nhắc lại là UI Design chỉ là một phần nhỏ của UX Design.
UI Design được hiểu là việc thiết kế giao diện người dùng, đơn giản chỉ là làm cho người dùng có ấn tượng với mình ngay từ lần đầu tiên truy cập, có thể hiểu đơn giản là thế nhưng thực tế thì công việc này khá là khó nhằn.
Khác với UX thì UI sẽ là cách đưa sản phẩm xuất hiện trước mắt người dùng. Ví dụ như nút thêm sẩn phẩm vào giỏ hàng sẽ có màu đỏ hay màu xanh, ở bên trái hay bên phải, việc click vào nút này sẽ dẫn tới trang nào hay nên sử dụng chữ hay hình ảnh,…Tất cả sẽ thuộc phần phụ trách của người làm UI Design.
Nhưng phải đảm bảo rằng chúng được thống nhất với nhau từ bố cục cho đến màu sắc xuyên suốt mọi sản phẩm. Ví dụ như nút thêm vào giỏ hàng có màu đỏ ở bên phải thì trong tất cả các trang con khác nó cũng phải có màu đỏ và ở bên phải.
Cấu trúc thông tin
Thôi, bạn đã theo dõi được đến đây thì chú ý theo dõi nốt nhé, cấu trúc thông tin chính là việc bạn phải sắp xếp bố cục thông tin cung cấp cho người dùng, thông tin ở đây bao gồm chữ, hình ảnh, các đường liên kết hay các nút mua hàng. Cấu trúc thông tin nhằm tạo cho người dùng dễ dàng nhận biết và phân biệt các thông tin với nhau. Nó làm cho quá trình hoạt động của người dùng trên website diễn ra một cách lưu loát
Những thông tin mà người làm thiết kế cung cấp cho người dùng phải đảm bảo các yếu tố sau:
Thông tin mô tả về doanh nghiệp phải rõ ràng và được hiển thị ở nơi mà ai cũng có thể nhìn thấy ví dụ như phần đầu mục của trang chủ. Các dịch vụ mà công ty cung cấp phải được xâu chuỗi với nhau, phần đối tác của doanh nghiệp cần phải có những thông tin rõ ràng, đảm bảo tính chân thực. Phần liên hệ với doanh nghiệp cần phải kích thích người dùng.
Một số yếu tố đi kèm đáng được chú ý như màu sắc phải phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Các yếu tố mạng xã hội sẽ thúc đẩy cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp, các chức năng đặt hàng hay thanh toán cần phải thoải mái và dễ sử dụng.
Một quy trình nghiên cứu AI sẽ kết thúc cho đến khi các chức năng của một website được hoàn tất, mọi thứ phải được làm một cách trọn vẹn, nếu bạn bỏ dở bất kỳ một giai đoạn nào thì kết quả cho lại sẽ không khả quan.
Chẳng sai khi bạn có thể nói UX Design là AI hay UI,… vì chúng đều là những chủ đề nhỏ trong UX. Nhưng nó chưa thực sự đúng, hi vọng với bài viết mình chia sẻ ở phía trên sẽ giúp bạn hiểu được chính xác UX là gì, nó có khác gì với UI, đồng thời nếu bạn muốn tạo cho người dùng một trải nghiệm tốt nhất hãy áp dụng những thông tin mình đã cung cấp ở phía trên nhé. Chúc bạn thành công
Nếu bạn muốn biết thêm về các ứng dụng đồ học tuyệt vời ông mặt trời hãy xem thêm TẠI ĐÂY