Khi dùng máy tính người dùng không còn quá lạ lẫm với thuật ngữ virus máy tính. Vậy virus máy tính là gì? Đặc điểm virus máy tính là gì? Cần phòng tránh virus cho máy tính bằng cách nào? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết này.
Giải đáp câu hỏi virus máy tính là gì?
Dùng máy tính đã lâu, nhiều người vẫn luôn thắc mắc rốt cuộc virus máy tính là gì mà nó có sự tác động lớn đến hoạt động và tuổi thọ của máy tính như vậy? Để hiểu được virus máy tính là gì đầu tiên bạn cần biết khái niệm theo chuyên ngành khoa học máy tính, virus máy tính (có thể gọi tắt là virus) là những đoạn mã chương trình được lập trình để thực hiện hai việc cơ bản sau:
Thứ nhất: Virus có khả năng chủ động xen vào quá trình vận hành của máy tính một cách hợp lệ. Cơ chế hoạt động của virus máy tính là gì? Nó thực hiện tự nhân bản và cả những nhiệm vụ được lập trình sẵn bởi người lập trình. Khi đã hoàn thành mã virus thì trình đang thực thi sẽ được chạy lại bình thường. không có sự cố bị gián đoạn hay ngừng hoạt động, “treo” máy. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp virus tự cố tình “treo máy”. Tự xen vào hoạt động hiện hành của máy tính một cách hợp lệ, để thực hiện tự nhân bản và những công việc theo chủ ý của người lập trình. Sau khi kết thúc thực thi mã virus thì điều khiển được trả cho trình đang thực thi mà máy không bị “treo”, trừ trường hợp virus cố tình treo máy.
Thứ 2: Virus thực hiện hành vi sao chép chính nó. Có nghĩa là nó có thể tự nhân bản chính mình. Virus máy tính có khả năng lây nhiễm vào những tập tin trong máy hoặc các thiết bị lưu trữ của máy như đĩa cứng, đĩa mềm, USB,…
Đặc điểm của virus máy tính là gì?
Để trả lời cho câu hỏi đặc điểm của các loại virus máy tính là gì trước tiên bạn nên hiểu mỗi một loại sẽ có một tác động khác nhau đến từng bộ phận và tổng thể máy tính của bạn. Hiện tại có rất nhiều loại virus trên máy tính. Song nhìn chung các loại virus máy tính đều có những đặc điểm sau:
- Chúng không thể tồn tại độc lập mà phải tồn tại chung để dựa vào một ứng dụng nền nào đó được cài trong máy. Bạn có thể hiểu nôm na đó là sự bám trụ kí sinh.
- Chúng có khả năng đặc biệt là tự nhân bản khi ứng dụng chủ mà nó đang trú ngụ được kích hoạt lên.
- Giống như virus trên người, virus trên máy tính cũng có khoảng thời gian nằm “ủ bệnh” chờ thời điểm thích hợp. Trong thời gian nằm chờ này virus máy tính không gây hại gì cả.
- Sau thời gian “ủ bệnh” nằm chờ, virus máy tính mới phát Sau thời gian “ủ bệnh” nằm chờ, virus máy tính mới phát tác.
Tác hại của virus máy tính là gì?
Với đặc điểm đó thì tác hại của virus máy tính khi nó phát tác là gì?
- Thứ nhất là tiêu tốn tài nguyên hệ thống, nếu virus trong máy càng nhiều, để lâu ngày chúng tự nhân bản lên nhiều thì sẽ chiếm diện tích bộ nhớ hoặc ứng dụng chủ.
- Thứ hai, có những loại virus sẽ đánh cắp dữ liệu trong máy của bạn. Thật nguy hiểm nếu đó là những dữ liệu quan trọng và bảo mật.
- Thứ ba, không loại trừ khả năng virus sẽ mã hóa dữ liệu để những đối tượng xấu tống tiền.
- Thứ tư, có nhiều trường hợp virus sẽ xâm nhập và dữ liệu và phá hủy dữ liệu của bạn.
- Thứ năm, lớn hơn nữa, nếu virus phát triển mạnh mà không có sự ngăn chặn, tiêu diệt kịp thời chúng có thể phá hỏng cả hệ thống dữ liệu mà bạn tạo dựng.
Vậy những con đường lây truyền của virus máy tính là gì? Đó có thể là con đường sao chép tệp đã bị nhiễm virus từ máy này sang máy khác. Cũng có trường hợp khác như sử dụng phần mềm crack, các phần mềm lậu miễn phí. Virus còn có thể truyền nhiễm qua các thiết bị nhớ di động như USB, thẻ nhớ. Khi kết nối máy tính đến mạng nội bộ, mạng internet hay thư điện tử đều có khả năng virus xâm nhập vào. Một nguy cơ khác nữ là đến từ các lỗ hổng phần mềm mà bạn cài đặt vào mạng.
Cách phòng tránh virus máy tính là gì?
Vì những tác hại mà virus mang lại là rất lớn nên bạn cần có những phương pháp phòng tránh virus máy tính hiệu quả. Phương pháp hữu hiệu nhất đó chính là sử dụng những trình diệt virus. Hiện nay có ngày càng nhiều những phần mềm diệt virus mang lại tác dụng cao. Dưới đây là những phần mềm phổ biến.
Ngoài ra bạn cần phải kiểm soát được hành vi của mình khi sử dụng. Chú ý không tải những gì không rõ nguồn gốc về máy. Nó thường xuất hiện ở những quảng cáo pop up hoặc những nút download giả mạo. Thực chất đó chỉ là sự đánh lừa nhưng nhiều người không biết vẫn click vào đó dẫn đến nguy cơ đưa virus vào máy. Về cơ bản thì mã độc hoặc phần mềm quảng cáo đều có khả năng chứa virus. Thường nút download giả mạo này còn được thiết kế nổi bật hơn cả nút download thật để thu hút hành vi của người sử dụng.
Khi liên lạc bằng email, bạn nên cảnh giác với những file đính kèm. Email chính là một trong những con đường phổ biến nhất để virus xâm nhập vào máy tính. Thời buổi bây giờ, hacker đã chuyên nghiệp và có kinh nghiệm hơn rất nhiều. Chúng thường sử dụng email giả dạng những email quan trọng để lan truyền virus thông qua các file đính kèm. Cách thức email lây truyền virus máy tính là gì? Đó là một khi bạn nhấp chuột vào những dạng file này sẽ bị virus lây nhiễm, phá hoại tập tin. Hơn thế nữa, chúng còn lợi dụng email người dùng để tiếp tục gửi email cho những người khác trong danh bạ. Để an toàn tốt nhất bạn không nhấp vào những file đính kèm đó hoặc dùng công cụ quét email spam và các email độc hại.
Một số loại virus máy tính “đáng sợ” nhất
Virus Melissa xuất hiện năm 1999
Vào đầu năm 1999 Virus Melissa đã bị cho là phát tán khắp toàn cầu. Nó được cho là loại virus máy tính nguy hiểm nhất thời điểm đó. Cách thức xâm nhập của Melissa – virus máy tính là gì? Nó đã sử dụng phần mềm Microsoft Outlook để thực hiện hành vi xâm nhập diện rộng mình. Bằng cách đó là gửi email đính kèm chứa virus đến 50 địa chỉ email trong danh sách liên lạc của người dùng. File có định dạng như word nên khi click vào đó virus Melissa sẽ bắt đầu lây nhiễm vào máy tính của người dùng và lặp lại chu trình gửi cho 50 người khác.
Điều đáng sợ là con virus máy tính Melissa này đã thành công xâm nhập vào 15/20 máy tính doanh nghiệp trên toàn cầu. Tốc độ sinh trưởng của chúng nhanh đến độ Intel, Microsoft đã phải đóng toàn bộ hệ thống email để hạn chế thiệt hại. Hậu quả mà con virus máy tính mang lại chính là số thiệt hại 300-600 triệu USD trên toàn.
Virus ILOVEYOU xuất hiện năm 2000
Virus ILOVEYOU bắt đầu xuất hiện khi virus Melissa phát tán chưa đầy 1 năm. Nới xuất hiện đầu tiên của con virus này là Hồng Kông. Loại virus này cũng được lan truyền ra bằng email. Tiêu đề của những email độc hại này là ILOVEYOU cùng file đính kèm Love-Letter-For-You.TXT.vbs. Tên thì có vẻ hay và rất ý nghĩa nhưng hậu quả mà nó mang lại thì không đếm nổi. được biết rằng số tiền để loại bỏ con virus ILOVEYOU này lên tới 15 tỷ USD. Đây quả là một con số lớn không tưởng. Trước đó, loại virus máy tính này có thể tiếp cận được 50 triệu người chỉ trong vòng 10 ngày.
Virus Sobig.F xuất hiện năm 2003
Tốc độ phát tán của con virus Sobig.F quả thật kinh khủng. Nó tạo ra hơn 1 triệu bản copy chỉ trong 24 giờ đầu tiên. Cũng như hai chủng virus trước, virus Sobig.F cũng được phát tán thông qua email. Để thấy được rằng email ngày đó còn chưa được hoàn thiện như bây giờ. Tổng thiệt hại mà con virus Sobig.F này mang lại là 5-10 tỷ USD trên khắp toàn cầu.
Khi nó được kích hoạt bởi người dùng, nó sẽ đồng loạt gửi email đến tất cả những ai có mặt trong danh bạ của người dùng. Điều đặc biệt là nó tự động “chết” trong một tháng và không còn gây hại thêm nữa. Khi đó, để tìm ra được kẻ đứng sau con virus này Microsoft đã treo giải thưởng 250 nghìn USD. Tuy nhiên vẫn chưa ai tìm ra được chủ mưu.
Có thể thấy rằng virus khi xâm nhập vào máy tính sẽ gây ra những hậu quả rất khó đong đếm được. Bài viết đã giải đáp giúp bạn khái niệm virus máy tính là gì, con đường xâm nhập và những cách phòng tránh virus xâm nhập máy tính của bạn.