WBC là gì chính là câu hỏi mà rất nhiều người hỏi khi đi xét nghiệm máu. Nếu như bạn đã từng đi làm các thủ tục để kiểm tra máu của mình thì trên tờ kết quả xét nghiệm sẽ có kết quả của chỉ số WBC. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu WBC là gì nếu nó cao hơn hay thấp hơn mức bình thường thì nó có nguy hiểm đến tính mạng hay không?
Bài viết hôm nay, Wikiso sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc liên quan đến chỉ số WBC là gì, nó nói lên điều gì, hãy cùng theo dõi bài viết nhé.
Chỉ số WBC là gì trong máu?
Công thức máu còn có một cách gọi khác là huyết đồ thường thì sẽ là xét nghiệm thường quy, đa số nhiều người bệnh khi đến bệnh viện sẽ phải thực hiện xét nghiệm này để kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Trong công thức máu đó có rất nhiều chỉ số liên quan, mỗi chỉ số phản ánh một tình trạng của sức khỏe, đọc những chỉ số đó bác sĩ sẽ biết được sức khỏe của bệnh nhân thế nào, có điều gì cần phải cải thiện và đưa ra những lời khuyên bổ ích cho bệnh nhân. Một trong số những chỉ số quan trọng của máu chính là chỉ số WBC, vậy WBC là gì?
Bạn có thể nhìn qua bảng chỉ số máu, gồm có 17 chỉ số sau:
- WBC (white blood cell): Bạch cầu.
- NEUT (neurophil count hoặc neutrophils): Số lượng bạch cầu trung tính.
- LYM (lymphocyte count hoặc lymphocytes): Số lượng bạch cầu Lympho.
- MONO (MONOCYTE): Mono bào.
- EOS (EOSINOPHIL): Đa nhân ái toan.
- BASO (BASOPHIL): Đa nhân ái kiềm.
- RBC (Red Blood Cell Count): Số lượng hồng cầu.
- HGB = Hb (Hemoglobin): Lượng huyết sắc tố.
- HCT (Hematocrit): Dung tích hồng cầu, khối hồng cầu.
- MCV (Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình của một hồng cầu.
- MCH (Mean corpuscular hemoglobin): Số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu.
- MCHC (Mean corpuscular hemoglobin concentration): Nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu.
- RDW (Red (cell) Distribution width): Phân bố hình thái kích thước hồng cầu (khoảng phân bố hồng cầu).
- PLT (platelet count): Số lượng tiểu cầu.
- MPV (Mean platelet volume): Thể tích trung bình tiểu cầu.
- PCT (Plateletcrit): Thể tích khối tiểu cầu.
- PDW (Platelet disrabution width): Độ phân bố tiểu cầu.
Như vậy có thể thấy rằng chỉ số WBC chính là viết tắt của từ white blood cell, có nghĩa là chỉ số bạch cầu trong một thể tích máu. Theo chỉ số thông thường của một người khỏe mạnh bình thường thì giá trị là 4000 – 10000 bạch cầu/mm³ (trung bình khoảng 7000 bạch cầu/mm³ máu).
Xét nghiệm WBC là gì?
Xét nghiệm WBC chính là một loại kiểm tra và xét nghiệm khi muốn tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Khi muốn đo số lượng bạch cầu trong máu thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm loại xét nghiệm này.
Trên thực tế thì bạch cầu có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của máu, của hệ tuần hoàn và của toàn cơ thể. Có đủ tế bào bạch cầu trong máu thì sẽ giúp cơ thể chúng ta chống lại với các loại vi khuẩn, hạn chế sự nhiễm trùng máu.
Xét về bạch cầu thì ngành y chia nó ra làm 5 loại chính:
- Loại thứ nhất là Tế bào bạch cầu đa nhân ái kiềm, loại bạch cầu này còn có một cách gọi khác là đoạn nhân.
- Loại thứ 2 là tế bào bạch cầu đa nhân ái toan.
- Loại thứ 3 là tế bào lympho, về loại này thì sẽ có các các thành phần là tế bào T, tế bào B và tế bào killer tự nhiên/
- Loại thứ 4 được gọi là tế bào bạch cầu đơn nhân.
- Loại cuối cùng chính là tế bào bạch cầu trung tính.
Như vậy giờ bạn đã biết được WBC là gì hay chưa, đồng thời Wikiso.net muốn nhắc lại đó là Xét nghiệm WBC là một xét nghiệm cơ bản, tuuy nhiên qua đó chúng ta đã có thể biết được “sương sương” về tình trạng sức khỏe của mình rồi. Chính vì vậy khi thấy sức khỏe không ổn định thì bạn hãy thử đến bệnh viện để bác sĩ làm xét nghiệm WBC cho nhé. Hoặc bạn có thể tích hợp thực hiện xét nghiệm này trong những lần khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/ lần của mình.
Xem thêm: Nhìn màu nước tiểu đoán bệnh trong người!
Xem thêm: EOS là gì? Chỉ số EOS cao có nguy hiểm không?
Tại sao phải đi kiểm tra chỉ số WBC trong máu?
Cũng như bất kỳ các xét nghiệm khác, xét nghiệm WBC cũng chính với mục đích kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn xem đang như thế nào, khỏe hay yếu, nên xử lý như thế nào,….
Xét nghiệm này sẽ thông báo nên chỉ số của các loại bạch cầu trong máu của bạn xem nó có vấn đề gì không. Qua các chỉ số đó thì bạn cũng có thể biết được liệu mình có đang gặp các vấn đề như là : nhiễm trùng, dị ứng và các bệnh viêm ung thư máu như: bệnh bạch cầu, ung thư hạch hoặc tác dụng phụ do thuốc,.. hay không?
Cách thực hiện xét nghiệm WBC
Chắc chắn cái này thì bạn không cần phải lo lắng quá nhiều vì khi làm xét nghiệm bệnh nhân sẽ được các nhân viên y tế hướng dẫn chi tiết cụ thể. Thông thường thì để chuẩn bị cho WBC thì bạn không cần phải làm gì quá đặc biệt, chỉ cần nhịn ăn trước khi lấy máu là được.
Ngoài ra thì bạn cũng nên nói rõ cho bác sĩ biết được bạn đang sử dụng những loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào để bác sĩ biết đường tính toán. Tại vì có những loại thuốc khi uống vào sẽ làm thay đổi kết quả xét nghiệm, thể hiện không đùng giá trị bạch cầu trong máu của bạn, thế nên đừng quên nhé.
Tiếp theo bác sĩ sẽ lấy máu của bạn để tiến hành phân tích. Cảm giác nó chỉ hơi châm chích thôi chứ không đau như chúng ta tưởng tượng đâu. Với bạn cũng đùnge lo lắng quá tại vì người ta chỉ lấy một lượng máu rất nhỏ đủ cho máy phân tích thôi chứ không lấy nhiều đến mức đấy đâu.
Sau khi lấy máu xong thì bạn cứ ngồi chờ kết quả xét nghiệm thôi, nghỉ ngơi 1 tí là được, đừng có chạy nhảy quá mức.
Như thế nào là chỉ WBC bình thường?
Như ở trên đã đề cập rồi, đối với những người bình thường thì chỉ số WBC à (4-10) Giga/L đến 11.000 WBC mỗi microliter. Nếu như bạn đi xét nghiệm huyết học về mà nhận giấy báo kết quả với chỉ số này thì chúc mừng bạn, bạch cầu trong máu của bạn hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên thì không phải lúc nào nó cũng ở trong giá trị này, nó sẽ có chút thay đổi, chuyển biến, xê dịch giữa các phòng thí nghiệm khác nhau. Và nó cũng phụ thuộc vào lứa tuổi nữa, tuổi già và trẻ em cũng có những quy chuẩn hơi khác về chỉ số bạch cầu trong máu, nên cũng đừng lo lắng quá nếu chỉ số của bạn có hơi chệch ra khỏi khoảng này 1 tí nhé. Bạn cứ hỏi bác sĩ, người ta sẽ giải đáp đầy đủ cho bạn.
Mỗi phòng thí nghiệm thì sẽ sử dụng cá phép đo khác nhau chứ không phải phòng khám nào cũng giống nhau. Ngoài ra thì khi kiểm tra các mẫu xét nghiệm khác nhau thì cũng xuất hiện tình trạng chênh lệch về tỉ lệ bạch cầu trong máu. Do đó vẫn là lời khuyên cũ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về số giá trị của mình.
Chỉ số WBC bất thường nói lên điều gì?
Nếu như khi đi kiểm tra máu, chỉ số WBC trong máu của bạn có sự bất thường thì bạn đang gặp những vấn đề gì? Bất thường ở đây có nghĩa là quá cao so với mức bình thường hoặc ngược lại là quá thấp so với mức bình thường. Cả 2 trường hợp này đều nói lên rằng sức khỏe của bạn đang có vấn đề và cần phải gặp bác sĩ để đưa ra hướng giải quyết. Cụ thể những bất thường đó nói lên điều gì?
Chỉ số WBC thấp quá so với bình thường
Nếu như lượng bạch cầu trong máu của bạn nó ít hơn so với mức mà một người khỏe mạnh bình thường còn có cái tên gọi khác là hiện tượng giảm bạch cầu. Chỉ số bạch cầu dưới 4 (Giga/L) thì bạn đã được xếp vào tình trạng giảm bạch cầu rồi.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có rất nhiều, có thể điểm qua một vài nguyên nhân cơ bản sau đây:
Có thể người bệnh đang bị nhiễm một số virus như virus Dengua hoặc HIV.
Có thể người bệnh đang bị nhiễm trùng hoặc sẹo bất thường, khối u dẫn đến thiếu hoặc suy tủy xương.
Trường hợp tiếp theo là người bệnh bị rối loạn tự miễn dịch ví dụ như là lupus (SLE).
Nguyên nhân khác là vì người bệnh đang uống thuốc để điều trị ung thư hoặc 1 vài loại thuốc khác dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
Trườnh hợp người bệnh đang điều trị đồng thời bệnh gan hay bệnh về lá lách.
Ngoài ra thì có thể là người bệnh đang xạ trị ung thư hoặc đang bị một số virus khác, đơn cử như là virus bạch cầu đơn nhân (mono).
Nguyên nhân khác là tủy của người bệnh bị tổn thương hoặc bị nhiễm vi khuẩn rất nặng.
Ngoài ra thì cũng không thể loại bỏ khả năng người bệnh bị căng thẳng quá nhiều hay thể chất đang bị suy nhược.
Tất cả những lý do trên đây đều có thể khiến cho tình trạng bạch cầu trong máu của người bệnh giảm hơn so với mức bình thường. Những thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng bạch cầu trong máu đó là thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc hóa trị Clorpromazine Clozapine, thuốc chống tuyến giáp Asen Captopril, thuốc lợi tiểu (thuốc nước),thuốc chẹn histamine-2 Sulfonamit Quinidin Terbinafine Ticlopidin…
Chỉ số WBC cao quá so với bình thường
Hiện tượng tăng bạch cầu là cách để gọi cho tình trạng tỷ lệ bạch cầu trong máu cao vượt ngưỡng bình thường. Cũng giống như giảm bạch cầu, tăng bạch cầu cũng có rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến đó là:
Do bệnh nhân hút thuốc lá hoặc vừa phẫu thuật cắt bỏ lá lách xong. Ngoài ra thì tình trạng nhiễm trùng khi bị viêm khớp, hay dị ứng, bệnh nhân bị bệnh bạch cầu hoặc là các tình trạng như là bỏng, ung thư máu, đa hồng cầu, nói chung là hiện tượng Hodgkin tổn thương mô.
Một vài nguyên nhân khác ít gặp hơn ở các bệnh lý. Ngoài ra khi bạn đang dùng những loại thuốc này thì lượng bạch cầu trong người của bạn cũng sẽ tăng nhanh đáng kể đấy: Thuốc chủ vận beta adrenergic (ví dụ albuterol, Corticosteroid Epinephrine) và các yếu tố kích thích khuẩn lạc bạch cầu Heparin Liti,…
Như đã nói ở trên đó là tế bào bạch cầu sẽ nói lên rất nhiều về tình trạng của bạn cho nên nếu như lượng bạch vầu trong máu của bạn tăng hay giảm thì bạn cũng nên trao đổi lại với bác sĩ để tìm hướng giải quyết nhanh chóng, kịp thời và tránh những hậu quả đáng tiếc về sau này.
Tăng bạch cầu có nguy hiểm không?
Về đa số thì người dân chúng ta không phải ai cũng biết về các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,.. đọc cũng chỉ để vậy thôi chứ cũng không có tác dụng gì nhiều. Tuy nhiên nên tìm hiểu một chút về nó để có lợi cho mình. Khi đi khám thấy chỉ số bạch cầu tăng thì đừng có chủ quan bạn nhé vì cơ thể của bạn đang gặp vấn đề đấy.
Tăng bạch cầu WBC có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, bạn có thể sẽ đối mặt với các bệnh lý như là bạch cầu cấp, bạch cầu dòng tủy mạn,… Chúng ta không nên quá chủ quan với những loại bệnh này vì nó không chỉ lànm cho bạn mệt mỏi trong người, không được linh động như mọi ngày mà nó còn là nguyên nhân của một số bệnh về máu khác.
Các bạn cũng biết rồi đấy, đa số các bệnh về máu đều là bệnh nguy hiểm và khi chữa trị thì rất tốn kém về tiền bạc và mất thời gian. Do đó chúng ta ngăn chặn được chúng càng sớm càng tốt.
Để chi chỉ số bạch cầu trong máu bình thường thì ngoài những loại thuốc bác sĩ kê cho các bạn còn phải chú ý đến chế độ tập luyện hằng ngày, chế độ ăn uống hằng ngày. Bổ sung những protein cần thiết cho cơ thể thì sức khỏe mới tốt lên được. chăm sóc sức khỏe của mình tốt thì mới có thể chăm sóc người khác được. Ngoài ra chế độ tập thể dục hằng ngày cũng là điều mà bạn nên quan tâm.
Chỉ số WBC là gì bây giờ thì bạn đã biết rồi đúng không? Thời buổi bây giờ càng ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh hơn. Y học có phát triển nhưng không phải bệnh nào cũng chữa được do đó chúng ta không nên chủ quan với sức khỏe của mình. Hãy thường xuyên kiểm tra WBC và kết hợp khám tổng thể sức khỏe định kỳ để có được một thể trạng tốt nhất. Hãy theo dõi các bài viết trên Wikiso để biết được nhiều thông tin hữu ích khác nhé!