Bạn chưa biết website là gì hay có gì khác nhau giữa website và trang web thì hãy đọc ngay bài viết này của mình nhé
Công nghệ và internet phát triển giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc kết nối với nhau, tìm kiếm thông tin hoặc mua sắm. Đây không chỉ là những thói quen mà còn là nhu cầu của mỗi người trong thời đại này. Chính vì nhu cầu người dùng cao như thế nên các tổ chức và doanh nghiệp muốn tiếp cận và tương tác với một tệp lớn khách hàng của mình họ buộc phải tạo cho mình những “căn nhà ảo” đó chính là website. Vậy website là gì mà lại đảm nhiệm chức năng quan trọng như vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Wikiso.net
Website là gì?
Khái niệm
Website là một tổng thể trong đó chứa các trang web con liên kết với nhau và cùng dùng chung một tên miền, website có nhiệm vụ cung cấp các thông tin dưới dạng chữ, âm thanh, hình ảnh hay video,…được lưu trên máy chủ và có thể truy cập khi thiết bị của bạn có kết nối internet. Các thông tin mà website cung cấp có thể là thông tin về tổ chức, doanh nghiệp hoặc là các thông tin về sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang cung cấp
Các trang web này có thể được tạo và duy trì bởi một cá nhân, nhóm, doanh nghiệp hoặc tổ chức để phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Với các tổ chức vì cộng đồng phi lợi nhuận mục đích của họ là cung cấp thông tin hoặc khuyến cáo người dùng về một vấn đề như sức khoẻ hay môi trường,… Đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức làm website thu về lợi nhuận, mục đích cuối của họ chính là thông qua việc cung cấp thông tin hay trải nghiêm sản phẩm cho người dùng để chuyển đổi thành doanh thu
Để có thể vào một website thiết bị bạn phải có các trình duyệt như Google Chorm, Safari, Cốc cốc,… Tính đến tháng 1 năm 2018, tùy thuộc vào cuộc khảo sát hoặc công ty lưu trữ nào được tham chiếu, có từ 1,3 đến 1,8 tỷ trang web. Các trang web đã bị bỏ quên hoặc không được dùng nữa hoặc có lượt truy cập rất ít đều được tính vào trong danh sách này.
Phân loại website
Hầu như ngày nay các tổ chức hay doanh nghiệp đều có cho mình một hoặc nhiều website với nhiều mục đích khác nhau phủ khắp các lĩnh vực từ giáo dục, y tế, du lịch, kinh doanh, tin tức, cho đến vật nuôi, hay trang trí nhà cửa,…Bất cứ thứ gì có thể kinh doanh đều có thể tạo cho mình một website.
Website cũng giống như một cửa hàng online vậy khác với các cửa hàng offline đó là khách hàng chỉ có thể quan sát sản phẩm, không được chạm vào và nhận tin tức thông từ những người dùng trước qua các trang mạng xã hội. Chính vì không thể trực tiếp trải nghiệm nên người dùng còn chưa có niềm tin với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm có giá trị cao mà chỉ có website, không có cửa hàng.
Các nguồn thông tin qua các trang mạng xã hội có thể là thật xong cũng chưa biết được độ chính xác là bao nhiêu phần trăm.
Website được chia theo:
Dựa vào cấu trúc và cách hoạt động, các website được chia theo cách này gồm có website tĩnh và website động
Theo mục đích của doanh nghiệp hướng đến cho website, cụ thể là để bán hàng, cung cấp thông tin hay nhận diện thương hiệu. Tuỳ từng mục đích mà nội dung website đưa ra sẽ là khác nhau.
Chia website theo lĩnh vực, việc dựa vào lĩnh vực sẽ giúp website có giao diện, tính năng phù hợp với người dùng như các website có sản phẩm về phần mềm, dịch vụ du lịch, giáo dục hay y tế,…
Chia website theo đối tượng, đây là cách thức phổ biến để giúp phân loại website. Bao gồm các website dành cho doanh nghiệp, website cá nhân, website chính phủ và website của tổ chức phi lợi nhuận.
Cấu trúc của một website
Một người có thể tự tạo cho mình một website bằng những bức ảnh đen trắng hoặc bức ảnh thú cưng, chúng không có điểm chung gì với nhau về mặt nội dung nhưng có thể liên kết với nhau bằng một cú click chuột. Tuy nhiên với nhiều website phải tuân theo mô hình chuẩn của một trang chủ, liên kết với các danh mục và nội dung khác trong trang web.
Một website để hoạt động được bao gồm những phần chính sau:
Tên miền – Domain name
Được hiểu đơn giản là vị trí của máy tính trên mạng lưới internet, chỉ cần bạn search tên mình trên thanh công cụ tìm kiếm lập tức sẽ hiện ra website của bạn. Để cho người dùng dễ nhớ cũng như dễ tìm kiếm hơn thì tên miền thường được đặt một cách ngắn gọn nhất và có liên quan đến tổ chức hoặc doanh nghiệp của bạn, qua đây một phần nào đó giúp định vị thương hiệu của bạn tốt hơn trong mắt khách hàng.
Muốn có cho mình một tên miền bạn cần phải đi đăng kí, hiện nay có rất nhiều công ty hỗ trợ bạn trong việc đăng kí tên miền với giá từ vài chục nghìn cho đến vài trăm nghìn tuỳ vào mục đích sử dụng của bạn.
Web hosting
Đây là thứ giúp duy trì website, bởi mỗi địa chỉ của một website luôn đi kèm sau là địa chỉ IP, nếu truy cập vào website theo cách thông thường khi chưa có hosting bằng thiết bị khác kết quả bạn sẽ không thể truy cập được bởi khi không có hosting thì địa chỉ IP luôn bị thay đổi và những máy khác trên mạng không thể truy cập được. Đồng thời đây có thể được hiểu như là một máy chủ, nơi lưu trữ toàn bộ thông tin của bạn để khi có người dùng tìm kiếm nó sẽ đưa ra kết quả phù hợp với yêu cầu của người dùng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi giúp bạn đăng kí các hosting, tuy nhiên để có thể tìm cho mình một hosting phù hợp trước tiên bạn nên thử các hosting miễn phí. Để đánh giá một hosting dựa vào các tiêu chí như dung lượng, giá cả, sự hỗ trợ kỹ thuật,…
Cod web
Là phần quan trọng và cũng là phần khó khăn nhất cho việc tạo ra một website, cod web yêu cầu bạn phải có chuyên môn và kĩ thuật cao. Nói website như một căn nhà thì người làm cod web chính là thợ xây, họ phải dùng những tài nguyên có sẵn hoặc mua về để định hình nên khung của một website. Người làm cod web phải sử dụng ngôn ngữ lập trình bằng các dòng lệnh để tạo nên một thao tác nào đó cho người dùng. Ví dụ nếu website muốn có các nút tìm kiếm hay đăng kí/đăng nhập thì cần phải làm cod web.
Giao diện của một website
Để một website có thể ra mắt người dùng thì doanh nghiệp không thể bỏ qua phần thiết kế giao diện. Bởi website là bộ mặt của doanh nghiệp trên nền tảng online, website càng được chau truốt bao nhiêu thì trải nghiệm người dùng trên website này càng tốt bấy nhiêu. Thông thường giao diện của một website sẽ bao gồm:
Phần Header
Là phần đầu của trang chủ và được hiện trên cả các trang con. Bao gồm logo của doanh nghiệp hoặc tổ chức, hotline, nút tìm kiếm, nút đăng kí hoặc đăng nhập, phần giỏ hàng, thông tin tài khoản,…Với trang landing page có thể lược bỏ đi phần header này, khiến khách hàng không bị phân tán đi và điều hướng người dùng tới các mục đích như mua hàng hay đăng kí dịch vụ.
Dưới phần Header là Slider/ Carousel, đây là phần thu hút khách hàng nhất bởi các chương trình mới hay các sản phẩm dịch vụ mới sẽ được hiện lên trong phần này, nó có thể bao gồm các hình ảnh được trượt ngang hoặc các video ngắn. Ngoài các phần nói trên còn có slogan hoặc hotline.
Content Area
Đây là phần chính của một website bởi nó sẽ là nơi cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ, đây cũng là phần mất nhiều công sức nhất và cũng là phần quan trọng nhất để đưa website tiếp cận tới khách hàng bằng cách tối ưu nội dung để lọt top trong bảng kết quả tìm kiếm
Footer
Là phần cuối cùng được hiển thị trên website, nó chứa các nội dung như số điện thoại, địa chỉ liên hệ, các chi nhánh của doanh nghiệp, bản quyền của doanh nghiệp,…
Có gì khác nhau giữa website và trang web
Trang web là gì?
Trang web hay bị nhầm lẫn với website bởi nó không có khác biệt quá nhiều, tuy nhiên bạn cũng nên biết website là gì, trang web là gì và chúng khác nhau ở điểm nào.
Có thể hiểu một cách đơn giản thì trang web là một phần của website bởi một website có thể chứa nhiều trang web, các trang web trong một website sẽ có nội dung khác nhau như trang web giới thiệu doanh nghiệp, trang web khách hàng, trang web sản phẩm,…các nội dung trong một trang web có thể được trình bày bằng chữ, video hoặc hình ảnh. Các trang web con nên có cùng thiết kế với trang chủ như màu sắc, các nút tìm kiếm hoặc thêm vào giỏ hàng cũng nên để trùng một vị trí.
Trang web còn có thể gọi là web page hoặc gọi nhanh là các page, trang web cũng được chia là làm các loại khác nhau tuỳ vào mục đích sử dụng của doanh nghiệp như các blog page, landing page,…
Khác nhau của website và trang web
Về khái niệm, khi nhắc đến một website là nói đến tổng thể trang web, thường sử dụng tên miền (gắn liền với tên doanh nghiệp) để gọi. Với web page đây chỉ là một trang chứa nội dung cụ thể và có một URL riêng biệt
Về độ rộng thì website bao gồm nhiều trang web con, các trang web con này liên kết với nhau qua các đường link. Với webpage đây chỉ là một trang con được chứa trong website
Nội dung cung cấp, với website cung cấp thông tin tổng hợp gồm nhiều vấn đề phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Còn Web page, mỗi một web page chỉ cung cấp cho người dùng một nội dung hoặc chỉ đáp ứng một như cầu, mục đích nhất định.
Các website thường có link địa chỉ là tên doanh nghiệp + “.com”/”.vn” còn địa chỉ của các trang web sẽ có tên đại diện cho nội dung mà trang web ấy đang chứa
Những trang web quan trọng trong một website
Hiện nay trên thế giới có không biết bao nhiêu là các website, chúng đều có nội dung riêng, nếu nói về lĩnh vực kinh doanh thông thường một website sẽ có cấu trúc gồm:
Trang chủ: đây là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp trong môi trường số, đây là phần chắt lọc và cô đọng nhất mà doanh nghiệp muốn mang tới cho người dùng. Nó bao gồm các trang web nhỏ hơn chi tiết hơn về các thông tin
Trang giới thiệu và liên hệ, đây là phần tổng quan về doanh nghiệp như ngành nghề kinh doanh, dự án tốt nhất được làm và các thông tin khi khách hàng có nhu cầu liên hệ trực tiếp
Trang về nội dung, là trang cung cấp nội dung hữu ích tới khách hàng. Các nội dung này thường liên quan đến sản phẩm như công dụng, hướng dẫn sử dụng qua đây khách hàng có thể hiểu thêm về các chính sách sản phẩm
Trang bán hàng hay còn có một cái tên khác là landing page, đây là trang giúp doanh nghiệp đo tỉ lệ chuyển đổi bởi khi khách hàng click vào trang web này chỉ có thông tin để mua hàng hoặc đăng kí các dịch vụ của website
Các bước để tạo một website
Bất cứ một công việc nào cũng cần phải có tiến trình, việc tạo một website cũng không ngoại lệ.
Bước 1: Xác định nội dung, hình ảnh cho website
Sau khi lựa chọn được cho mình một lĩnh vực kinh doanh bạn phải xác định hình ảnh mà bạn muốn khách hàng của mình phải ghi nhớ nó bao gồm logo, slogan, màu sắc của website.
Ví dụ: Bạn làm website để bán mỹ phẩm thì màu sắc của website phải phù hợp với đối tượng khách hàng là nữ vì thế nên chọn các tông màu sáng mà nhẹ nhàng như hồng nhạt hoặc trắng sữa. Logo đơn giản nhưng vẫn bắt mắt,…
Lập nội dung cho website như để cung cấp thông tin, cung cấp sản phẩm,… tránh trường hợp sau khi thiết kế xong website nhưng không có nội dụng để đăng lên hoặc nội dung đăng lên không chất lượng, không thống nhất với nhau.
Bước 2: Đăng kí tên miền và thuê Hosting
Như đã nói ở trên về vai trò của tên miền và hosting, để đưa website vào hoạt động bạn cần phải đăng kí tên miền và thuê hosting
Bước 3: Thiết kế website
Dựa vào các yêu cầu của bạn mà bạn có thể tự thiết kế website cho mình hoặc đi thuê đội ngũ ở bên ngoài. Nếu đi thuê, bạn hãy đưa ra các yêu cầu của mình để họ có thể thiết kế ra một website đúng ý bạn nhất
Bước 4: Đưa website vào dùng thử
Thiết kế website là để phục vụ cho sự trải nghiệm của khách hàng vì thế chỉ có khách hàng mới cho bạn những góp ý đúng nhất để xây dựng nên một website tốt nhất, tuy nhiên bạn cũng nên giữ cho mình lập trường. Sau khi tối ưu, chỉnh sửa hết các thông số bạn chính thức đưa website vào hoạt động
Bước 5: Truyền thông
Nếu để lượt truy cập tự nhiên vào website của bạn khi mới làm xong là rất thấp, vì vậy để cải thiện mức độ nhận biết doanh nghiệp của bạn thông qua website bạn cần phải đưa link website của mình vào các bài viết trên các trang mạng xã hội như facebook, instagram hay youtube.
Lợi ích của Website
Cho doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp bỏ tiền tạo cho mình một website nghĩa là họ đang bắt đầu tạo cho mình một chỗ đứng trong ngành, đây là một nguồn giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích
Làm tăng độ nhận diện thương hiệu. Với những doanh nghiệp họ đã đạt được mức lợi nhuận cao từ nhiều nguồn khác nhau và muốn có một bước tiến mới là phủ sóng với một tệp khách hàng lớn thì website là một con đường vững chắc cho doanh nghiệp xong cũng gặp nhiều thách thức như sự cạnh tranh cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo cho mình một website có nội dung chất lượng, giao diện đẹp mắt giúp tăng trải nghiệm người dùng. Đây cũng là một công cụ giúp cạnh tranh với đối thủ.
Việc website nào hiển thị đầu tiên trên bảng kết quả tìm kiếm với nội dung chất lượng quyết định việc khách hàng lựa chọn bạn hay đối thủ
Tiếp cận với lượng lớn người dùng một cách chất lượng nhất, nếu doanh nghiệp có mục đích là đưa website trở thành nguồn thu lợi nhuận thì đây là nơi để lọc khách hàng xem ai là khách hàng mục tiêu của mình. Khác với cửa hàng truyền thống là doanh nghiệp chỉ tiếp cận được với khách hàng xung quanh khu vực ấy thì website giúp kết nối khách hàng và doanh nghiệp trên khắp mọi nơi giúp tăng nguồn doanh thu cũng như lượt truy cập website cho mỗi doanh nghiệp
Cho người dùng
Các website không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn cho cả người dùng, cùng một chủ đề nếu có càng nhiều website chứa thông tin người dùng cần thì càng có nhiều sự lựa chọn
Là nơi cập nhật thông tin, trên thực tế các website cung cấp một lượng lớn thông tin cho khách hàng, người dùng có thể đọc và chắt lọc cho mình những thông tin chính. So sánh, đối chiếu giữa những doanh nghiệp có cùng sản phẩm ngành hàng để có sự lựa chọn tốt nhất.
Như vậy trong bài viết này Wikiso.net đã nói cho bạn biết website là gì và những thông tin chi tiết liên quan đến website như trang web hay các bước để tạo ra một website. Hi vọng bài viết của chúng tôi giúp ích cho bạn, nếu bạn có biết thêm thông tin gì liên quan đến website hãy comment cho mọi người cùng biết nhé