Fan của văn hóa Nhật Bản bạn không thể không biết đến Wibu, nhưng những người mới mon men tìm hiểu về đất nước này có thể vẫn chưa kịp cập nhật. Chính vì vậy bài viết hôm nay Wikiso.net sẽ giải đáp cho bạn Wibu là gì và những lý do khiến Wibu bị ghét đến vậy. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Wibu là gì?
Wibu là cách đọc tiếng Việt của cộng đồng mạng Việt Nam dành cho từ gốc Weeaboo. Nhìn chung, bản chất và ý nghĩa thuật ngữ Wibu ở Việt Nam và Weeaboo là một, chỉ khác ở chỗ Weeaboo được dùng với người phương Tây với nghĩa “Người Nhật Da Trắng” như đã được giải thích ở trên còn Wibu chỉ được dùng cho người Việt Nam mà thôi.
Dù hướng tới đối tượng khác nhưng Wibu khi được sử dụng ở Việt Nam vẫn mang tính mỉa mai và khá tiêu cực như từ gốc của nó. Ngoài việc ám chỉ những người Việt Nam hâm mộ văn hóa Nhật một cách quá mức, mất kiểm soát, Wibu còn được dùng cho những người chẳng hiểu gì về Nhật Bản và văn hóa Nhật Bản mà luôn tự nhận bản thân là có hiểu biết và thích thể hiện.
Ví dụ cho phần định nghĩa Wibu ở trên là có những người cuồng Nhật Bản quá mức và bày đặt “chém” tiếng Nhật như người Nhật, biến tiếng Nhật thành ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày được sử dụng nhiều hơn cả tiếng Việt nhưng sai bét và tự làm bản thân mình trở nên ngu học.
Một ví dụ khác nữa là những người xem vài tập anime hoặc đọc vài chap manga xong tự nhận mình là Otaku một cách đầy tự hào. Họ cũng hay thể hiện những hiểu biết “chắp vá”, qua loa của mình về văn hóa Nhật đầy khoe khoang và lố bịch trên các trang mạng xã hội.
Thật ra, gọi một số thành phần trên là Wibu cũng chả gì xấu, có xấu chỉ là dùng từ này một cách bất hợp lý ngay khi những người bị gọi họ chả làm gì sai.
Xem thêm: Waifu là gì? Tại sao Waifu lại khiến tín đồ truyện tranh Nhật Bản hào hứng đến vậy?
Xem thêm: 20+ Phương pháp dạy con của người Nhật để thành tài
Nguồn gốc của từ Wibu
Wapanese – hay Người Nhật Da Trắng – là một thuật ngữ xuất hiện từ năm 2002 và bắt đầu phổ biến với cộng đồng từ 2005, được hình thành bởi hai từ là “wannabe” và “white”. Thuật ngữ này ra đời để mô tả một người da trắng bị ám ảnh bởi văn hóa Nhật Bản, thường sẽ là Manga, Anime và H**tai.
Sau một thời gian thì từ Wapanese được thay thế bằng từ Weeaboo, là một thuật ngữ xuất phát từ diễn đàn 4chan. Từ Weeaboo được cắt nghĩa từ một bộ truyện tranh có tên là Perry Bible Fellowship được sáng tác bởi Nicholas Gurewitch. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng thuật ngữ Weeaboo lại trở nên phổ biến hơn và nhanh chóng thay thế cho từ Wapanese nhằm ám chỉ đến những thứ khó chịu liên quan đến nhóm người này. 4chan đã lựa chọn từ này và áp dụng nó theo một nghĩa tương đối tiêu cực, mang tính sỉ nhục đối với thuật ngữ Wapanese cũng đã từng xuất hiện trên 4chan trước đó.
Thuật ngữ Weeaboo càng ngày càng nổi tiếng thì từ điển Urban (2005-2015) cũng đã có những định nghĩa chi tiết hơn về thuật ngữ này. Tuy nhiên định nghĩa này lại không hề mang hàm ý nặng nề như lúc mà nó được sử dụng bởi cộng đồng lúc trước nữa
- Thật ngữ này ám chỉ việc một người bị ám ảnh bởi nền văn hóa Nhật Bản đến mức coi trọng nền văn hóa Nhật hơn cả nền văn hóa bản xứ và các nền văn hóa khác.
- Thể hiện “nỗi ám ảnh” với Manga, Anime và những văn hóa tiếp biến từ nền văn hóa Nhật Bản.
- Sử dụng những từ ngữ tiếng Nhật như là câu nói cửa miệng của mình. Thậm chí những từ tiếng Nhật còn bị họ sử dụng sai.
- Phần lớn những người này biết đến nước Nhật và tiếng Nhật dựa vào Anime và Manga.
Sau rất nhiều những tranh luận của những thành viên trên 4chan thì vào năm 2012, Jennifer McGee đã cắt nghĩa của từ Weeaboo như sau:
Weeaboo được hiểu đơn giản là để mô tả một người phương Tây có một sự hâm mộ cuồng nhiệt đến quá mức nền văn hóa của Nhật Bản. Những người hâm mộ này đã phá vỡ khá nhiều những ranh giới của xã hội (ở đây có nghĩa là họ đã lạm dụng quá nhiều từ ngữ Nhật một cách vô tội vạ). Thuật ngữ này cũng dùng để phân biệt những người hâm mộ “thông thờ” và những người hâm mộ “cuồng” một cách quá mức.
McGee gọi Weeaboo là những kẻ “hambeast” – từ ám chỉ sự “thừa cân”. Ở phương Tây việc béo phì (hay thừa cân) bị mọi người chán ghét vì nó thể hiện sự thiếu kiểm soát.
Điểm khác nhau giữa Wibu và Otaku là gì?
Thuật ngữ Weeaboo ra đời cũng đã khiến cho rất nhiều cuộc tranh cãi nổ ra, với nội dung rằng liệu Weeaboo liệu có ý nghĩa tương tự như thuật ngữ Otaku (những người cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Nhật Bản) hay không?
Trên trang Crunchyroll thì Frog-kun cũng đã từng có phát biểu rằng thuật ngữ weeaboo giống như để ám chỉ một Otaku bị cản trở bởi sự chiếm dụng về văn hóa. Theo đó thì một vài người phương Tây đã nghĩ rằng Otaku là từ chỉ có thể dùng để mô tả một người Nhật Bản cuồng nhiệt với chính nền văn hóa của đất nước mình.
Anime News cũng từng đưa ra những sự khác biệt giữa cả thuật ngữ này, và khẳng định rằng họ không hề xấu bởi việc họ dành tình cảm của mình cho văn hóa Nhật Bản. Sevakis Justin đã chỉ ra rằng một người sẽ trở thành một weeaboo khi họ bắt đầu thực hiện những hành vi đáng ghé, chưa chín chắn và có thể họ không thực sự là một người quan tâm đến văn hóa Nhật Bản như những gì mà họ đã nói.’
Trang Rocket News 24 cũng đã từng thực hiện các cuộc phỏng vấn với người dân Nhật Bản về suy nghĩ của họ về Weeaboo, và đã có một nhất trí chung giữa họ rằng một người nước ngoài quan tâm đến văn hóa của Nhật Bản đều là một điều tốt.
Liệu cộng đồng Việt Nam có đang dùng sai thuật ngữ Wibu?
Ở Việt Nam, chúng ta đặt biệt danh cho những người quá cuồng Anime, Manga và văn hóa Nhật Bản dưới tên gọi Wibu. Thuật ngữ Wibu này này là cách viết theo cách đọc phiên âm của người Việt Nam. Do vậy có thể khẳng định thuật ngữ Wibu = Weeaboo.
Thuật ngữ Wibu ở Việt Nam có thể nói được sử dụng để mỉa mai một cách nặng nề những người hâm mộ dạng: “trẻ trâu cào phím”, “tự nhận mình là Otaku”, “cuồng quá hóa chaos”,… Bản chất của thuật ngữ Weeaboo chỉ ám chỉ những người phương Tây. Điểm xuất phát của thuật ngữ này cũng sử dụng để ám chỉ những người Nhật da trắng.
Còn Wibu của Việt Nam là người Nhật Da vàng, vậy mới đúng. Do vậy có thể nói cách sử dụng thuật ngữ Wibu của người hâm mộ Việt Nam sai về hình thức nhưng đúng về mặt bản chất. Vậy có nghĩa là như thế nào?
- Thuật ngữ Weeaboo nhằm ám chỉ những người phương Tây, và khi được sử dụng rộng rãi, hầu hết mọi người đều quên mất điểm xuất phát này.
- Về mặt bản chất thì Weeaboo mỉa mai những thành phần quá khích.
Hiện tại thuật ngữ Wibu có thể nói đã và đang rất thịnh hành tại Việt Nam, tuy nhiên do việc chưa nắm rõ bản chất của thuật ngữ và quá trình tạo ra Weeaboo do vậy những người hâm mộ vẫn sử dụng thuật ngữ này một cách vô tội vạ.
Đặc điểm của Wibu
Theo Urban Dictionary (2005-2015), Weeaboo thường có các đặc điểm:
- Bị ám ảnh bởi nền văn hóa Nhật Bản đến mức coi trọng nền văn hóa Nhật hơn cả nền văn hóa bản xứ và các nền văn hóa khác.
- Thể hiện nỗi ám ảnh với Manga, Anime và những văn hóa tiếp biến từ nền văn hóa Nhật Bản.
- Sử dụng những từ ngữ tiếng Nhật như là câu nói cửa miệng của mình. Thậm chí những từ tiếng Nhật còn bị họ sử dụng sai, dẫn tới phá vỡ ranh giới xã hội.
- Hiểu biết về đất nước và ngôn ngữ Nhật Bản thông qua các tác phẩm Anime và Manga.
Ngoài ra, Weeaboo còn là thuật ngữ mà những người hâm mộ này sử dụng với những người hâm mộ khác, phân biệt người hâm mộ thông thường và người hâm mộ đến mức “cuồng”.
Vì sao Wibu lại bị ghét?
Tư tưởng chống Wibu bắt nguồn mạnh mẽ từ CS:GO, tôi không nhớ chính xác nhưng có lẽ vào khoảng 2017 hoặc trước đó, xuất hiện rất nhiều thanh niên có avatar Anime lên gáy kèo, gạ đánh nhau.
Họ chửi rất hăng, rất sung làm những người hóng hớt tưởng sẽ có Drama để hít. Nhưng cuối 99% đến giờ hẹn, họ toàn lặn mất tiêu và đéo ai biết họ ở đâu.
Duy nhất chỉ có 1% là trường hợp tôi biết người ta đã gặp được Wibu ngoài đời. Tuy nhiên , Wibu này lại là 1 thằng nhóc ( khá béo ) và không gáy khỏe chửi mạnh như trước đó trên Facebook.
Tư tưởng này dần dần lan qua Dota2 qua những người hàng xóm CS:GO nằm vùng.
Và khá trùng hợp trong khoảng thời gian đó Wibu cũng đang xuất hiện ở Dota, nhưng ít ai để ý đến.
Tuy không gáy kèo như bên CS:GO ,nhưng bên Dota Wibu cũng bị chửi rất mạnh vì hay đóng góp những comment ngu.
–Hiện nay cộng đồng game X cũng đã xuất hiện trường hợp ăn theo kỳ thị Wibu
Tu tưởng bài trừ Wibu
“Nếu avatar bạn là Anime. Ý kiến của bạn đéo được tính”
Đây là câu nói nổi tiếng nhất về cộng đồng Wibu và cũng thịnh hành nhất, áp dụng cho trường hợp kẻ bạn đang nói chuyện thuộc tầng lớp Wibu ” ngu loz “.
Tuy nhiên, bất kể cộng đồng nào cũng có những người thông thái và những người ngu. Tôi đã gặp trường hợp người đang tranh cãi với Wibu có những lý lẽ rất ngu, nhưng sau đó lại lôi câu nói trên ra để lật kèo, sau đó cả đống ông vào chửi hùa .
Và đương nhiên những người này họ cũng chẳng thèm quan tâm đến lỹ lẽ của ông Wibu Thông Thái kia. Họ chỉ quan tâm đến logic ” Wibu = Ngu ”
2019, xuất hiện rất nhiều trường hợp Wibu hy sinh, Wibu xông pha đánh giặc,bảo vệ đất nước . . Tuy nhiên đây mới chỉ là những điểm sáng le lói trong một cộng đồng quá đông những người this.
Wibu cần thay đổi mình mạnh mẽ hơn, từ trong nhận thức lẫn cách hành động, để dần được cộng đồng chấp nhận.
Có sự khác biệt nào giữa wibu và những người tự nhận là fan anime
Kể từ lúc khái niệm wibu xuất hiện thì đó cũng là lúc mà khái niệm fan anime ra đời. Đây là kiểu người đã xem kha khá bộ anime, có tìm hiểu kỹ về khái niệm otaku và có một vốn kiến thức nhất định về anime. Tuy nhiên, khái niệm fan anime tồn tại chỉ để tự tôn vinh bản thân những người tự nhận mình là fan anime lên thượng đẳng, đồng thời hạ thấp otaku và những người tự nhận là otaku – hay chúng ta còn gọi là wibu – là những kẻ hạ đẳng.
Đa số những người này thường xem anime kiểu tư liệu, luôn tua nhanh để xem. Họ không hề cảm nhận được những cái hay, cái dở trong anime, cũng như những điều mà nhà sản xuất muốn truyền tải với chúng ta. Hầu hết những người này đều là kiểu xem anime chỉ để nhặt sạn, bới lông tìm vết, soi xét những lỗi vô cùng bé chỉ để chê dở những bộ anime mà số đông yêu thích.
Họ luôn cố gắng đi ngược với đám đông chỉ để thể hiện rằng, mình là một fan anime chân chính, có tầm hiểu biết sâu rộng chứ không như những kẻ tự nhận là otaku mà chỉ hùa theo đám đông. Họ tự cho rằng, những lỗi nhỏ nhặt đó chính là bằng chứng cho chính kiến khách quan của mình, nhưng họ không hề biết rằng, không có gì là tuyệt đối cả.
Đa số những người này thường có khả năng cảm nhận anime khá tệ hại, đồng thời một phần trong số những người đó thường có xu hướng chọc phá những người xem anime khác bằng những trò bait của mình.
Mong rằng qua bài viết giải nghĩa Wibu là gì? có thể mang đến định nghĩa đúng nhất về thuật ngữ này cũng như giúp bạn đọc hiểu hơn về cộng đồng hâm mộ Anime và Manga.