Workshop chính là một sân chơi cũng như là một nguồn cung cấp kiến thức liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang quan tâm. Tại đây bạn có thể trao đổi trực tiếp với người thật việc thật, kết bạn và học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn mà không trường lớp nào có thể dạy được. Vậy workshop là gì và cách tổ chức workshop như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Workshop là gì?
Trên thực tế thì hiện nay không có một định nghĩa nào được gọi là chuẩn mực cho workshop cả, nó được hiểu chung chung và trong mỗi một lĩnh vực, một hoàn cảnh thì workshop cũng được hiểu theo cách hiểu hơi khác nhau. Nhưng nôm na thì bạn có thể hiểu workshop là một hoặc hàng hành loạt các buổi trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp cho lĩnh vực cụ thể nào đó.
Không phân biệt lĩnh vực nào cả vì hầu như bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có thể tổ chức workshop được. Mỗi một chủ để thì người diễn giả sẽ có những chia sẻ phù hợp với người tham dự workshop đó. Mỗi một buổi workshop thì sẽ kéo dài khoàng 2 – 4 giờ đồng hồ. Trong khoảng thời gian này thì sẽ có những câu chuyện kinh nghiệm được chia sẻ, có những câu hỏi được được ra và những câu trả lời hữu ích.
Hiện nay thì vẫn chưa có một giới hạn số lượng tham gia workshop vì mỗi một quy mô thì sẽ có số lượng người phù hợp. Có teher là chục người, trăm người, thậm chí là ngìn người cũng có. Số lượng người bao nhiêu cũng còn tùy thuộc nhiều đến đơn vị tổ chức cũng như quy mô của sự kiện.
Cafe workshop là gì?
Chúng ta hẳn cũng đã từng nghe đến từ cafe workshop rồi đúng không? Nó cũng chính là một loại hình thức của workshop. Cũng có những quán cafe được xây dựng nên chuyên để tổ chức các buổi workshop và cho thuê để các đơn vị hay cá nhân tổ chức.
Khi đến các quán cà phê này thì bạn không chỉ có uống cà phê ngon mà còn có thể gặp gỡ được những người cùng ngành, cùng chí hướng và rất giỏi trong chuyên môn của họ, bạn có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm của họ và bổ sung thêm vốn kiến thức của mình.
Các địa điểm cafe workshop nổi tiếng
The Open Space – Nghệ thuật, hoa và làm bánh
Giống như là chính cái tên, The Open Space là một trong những mô hình quán cafe đẹp và đặc trưng cho phong cách kiến trúc có không gian mở. Nếu đến đây vào ban ngày, bạn có thể được ngồi giữa một căn phòng mát lạnh với ánh nắng mặt trời phủ ngập bên trong.
Bạn sẽ tham gia các workshop nhỏ, cùng học các làm bánh hay cắm hoa, tìm hiểu về cafe. Đáng chú ý, khi tham gia các workshop, bạn không cần phải chuẩn bị nguyên liệu hay dụng cụ gì cả, chỉ cần đóng một khoản phí rất phải chăng và đến hoà mình vào bầu không khí vui vẻ thôi. Mô hình quán cafe đẹp thế này nằm ngay khu trung tâm thích thật bạn nhỉ?
Fix Republic Coffee cửa hàng – Đồ cổ, âm nhạc và những người bạn
Fix Republic Coffee cửa hàng nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Ngô Thời Nhiệm yên tĩnh. Dù là một mô hình quán cafe đẹp ở TP. HCM tuy nhiên sẽ khiến bạn thấy chút “Hà Nội” quen thuộc từ không gian đến các món uống của quán.
Nếu bạn là người đam mê xe đạp, xe cổ và máy ảnh phim thì Fix Republic Coffee cửa hàng là địa điểm đáng để bạn ghé qua đấy. Không gian ở đây nhỏ tuy nhiên nó vẫn rất hấp dẫn khách ghé chơi bởi cách bày trí độc đáo và rất riêng này. bạn sẽ tranh thủ đi vào những ngày trong tuần vì cuối tuần ở quán khá đông.
Yesterday Piano Coffee – Âm nhạc và những bài hát
Nếu như bạn đang tìm kiếm một mô hình quán cafe đẹp ở Sài Thành để ngồi thư giãn và nghe những bản nhạc du dương thì hãy đến Yesterday Piano nhé. Không gian ấm cúng ở đây sẽ khiến bạn nhớ về những kỷ niệm xưa cũ để rồi vỗ về, an ủi bạn bằng những âm thanh êm dịu. Thật tuyệt vời đúng không nào?!
Mỗi tối từ thứ 3 đến Chủ Nhật, tại Yesterday Piano Coffee sẽ có chương trình độc tấu piano với những giai điệu trữ tình vang bóng một thời của các nhạc sĩ lừng danh như Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn… Chắc chắn rằng mô hình cafe đẹp mê mẩn này sẽ dẫn dắt bạn trở về ký ức xưa qua từng giai điệu.
Monday Morning Cafe – sẻ chia bí quyết pha và thưởng thức cafe
Leo hết 7 tầng của khu chung cư cũ trên đường Võ Văn Kiệt, bạn có thể thấy Monday Morning Cafe nằm gọn bình dị giữa các căn hộ khác. Khi bước vào quán, mọi người đều đi chân đất cảm xúc như ở nhà vậy. Từ ban công của quán, bạn có thể nhìn thấy toà tháp Bitexco sừng sững và đoạn đường Võ Văn Kiệt đầy cây xanh.
Monday Morning là một mô hình quán cafe đẹp dành riêng cho những ai đã lỡ mê mệt cafe. Đây chính là nơi tụ tập của nhiều barista. Mọi người sẽ cùng nhau rang, pha chế bằng những loại khác nhau: pha máy, V60, Chemex, Aero Press… Từ cà phê ở các vùng khác nhau trên thế giới.
Noon Workshop – Trang trí nội thất
Đây đích thị là mô hình cafe đẹp dành riêng cho những ai yêu sự mộc mạc của gốm và gỗ thô. Nằm khép nép trong một chung cư cũ ở Q.1, Noon là một căn gác nhỏ luôn tràn ngập hoa tươi và những món đồ thời trang handmade.
Không gian ở Noon khá thoáng do có rất nhiều cây ngoài ban công. Khi tới đây, bạn sẽ rinh về một vài món đồ trang trí nho nhỏ rất xinh như bát đĩa bằng gốm, gối, áo, túi,… Đôi khi ở Noon còn tổ chức những khoá học làm bánh hay đêm tiệc acoustic. Vì mong muốn giữ vững danh hiệu một trong những mô hình quán cafe đẹp thì Noon còn thay đổi cách bày trí quán liên tục mỗi tháng nữa đó.
Training workshop là gì?
Cụm từ này thì được biết đến nhiều với nghĩa là hội thảo đào tạo. Training workshop là hình thức huấn luyện, giảng dạy có tính tương tác cao. Khi có người nói và người nghe, cũng có những câu hỏi sẽ được đặt ra và những nhóm người cùng nhau giải quyết, tranh luận về vấn đề đó, từ đó rút ra được những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích nhất.
Đây là hình thức giúp bạn thoát khỏi cảnh tiếp nhận tri thức một cách bị động mà thay vào đó bạn sẽ được chủ động hơn. Bạn có quyền hỏi và cũng có quyền trả lời tranh luận cho những vấn đề được đặt ra. Chính vì lý do đó mà rất nhiều người hứng thú với training workshop.
Loại workshop này hiện nay đang được chia làm 2 loại:
- Đầu tiên là workshop chung dành cho đại chúng người tham dự.
- Loại thứ hai là loại được tổ chức riêng để đào tạo, giảng dạy, huấn luyện chó nhóm người tham gia được cụ thể từ trước.
Workshop online là gì?
Nhìn vào đó thì chắc bạn cũng đoan được cái tên của nó rồi. Đúng vậy, workshop online chính là hình thức hội thảo trực tuyến thông qua sự hỗ trợ của mạng internet. Trong thời đại công nghệ 4.0 hướng tới 5.0 này rồi thì workshop online đang là một xu hướng không thể không phát triển được.
Rồi chắc chắn càng ngày bạn sẽ càng thấy xuất hiện nhiều các buổi workshop online hơn. Đây cũng chính là cơ hội để cho những người ở xa có thể tham dự workshop được. Những người tham gian sẽ được giao lưu, chi sẻ với nhau thông qua màn hình máy tính hoặc thiết bị di động.
Dĩ nhiên dù có ưu điểm là tiện lợi thì khuyết điểm của nó cũng có. Có thể kể đến như là hình thức hội thảo này cũng sẽ hạn chế về vấn đề kỹ thuật, trong trường hợp mạng có trục trặc thì cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của buổi hội thảo. Ngoài ra thì chắc chắn nó cũng không có được thoải mái, thuận lợi và tính tương tác của nó không thể cao bằng workshop truyền thống rồi.
Nhưng điều đó cũng không sao, nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng buổi hội thảo và tin rằng càng ngày cùng với sự phát triển của công nghệ thì các buổi workshop online sẽ giải quyết được những tồm đọng hiện có này.
Lợi ích của việc tham gia Workshop là gì?
Phát huy kỹ năng làm việc nhóm
Như đã nhấn mạnh ngay từ đầu, không phải ngẫu nhiên mà có rất nhiều người, dành cả “thời sinh viên để tham dự” những buổi workshop. Lợi ích dành cho những vị khách là rất lớn. Workshop không chỉ là không gian trao đổi thông tin, chia sẻ thoải mái với chuyên gia mà còn là cơ hội để tất cả bạn nâng cao kỹ năng làm việc nhóm.
Trong các buổi workshop, diễn giả sẽ cung cấp cho bạn những kiến bổ ích, đôi khi sẽ làm những bài tập nho nhỏ có sự tham gia của các thành viên khác như lấy ý kiến hoặc giải các bài toán…điều này, tạo ra thế chủ động để những người tham dự có thể nâng cao khả năng giao tiếp và hoạt động nhóm một cách hiệu quả nhất. Ngay cả khi, bạn không thích làm việc nhóm đi nữa, thì yêu cầu bắt buộc của workshop sẽ là cơ hội để bạn tự mình kiểm chứng hiệu quả của quá trình này và nâng cao chúng mỗi ngày.
Phát huy khả năng tư duy, sáng tạo
Một điều chắc chắn là những bài toán, câu hỏi trong những buổi workshop chỉ là cách để bản thân và những người tổ chức ra buổi workshop này nhận thấy năng lực của bạn đang ở đâu chứ hoàn toàn không có tính bắt buộc và áp lực như những bài kiểm tra trên lớp. Với khung thời gian giới hạn và những phần quà hấp dẫn, workshop là thiên đường để bạn thể hiện năng lực tư duy của mình về vấn đề, chủ đề.
Không những vậy, đó còn là diễn đàn để bày tỏ ý kiến, trình bày những quan điểm của riêng mình một cách tự do phù hợp với những người hướng nội. Với người yêu thích đám đông, thích sự kiện, Workshop là địa hạt không thể bỏ bởi lẽ, nó có thể là nơi ươm mầm những mối quan hệ mới – những người cũng sở thích, mối quan tâm và mục tiêu.
Workshop là kênh quảng bá thương hiệu tiết kiệm mà hiệu quả cho doanh nghiệp
Dù chưa được thực hiện quá nhiều ở Việt Nam và đôi khi có thể bị hiểu nhầm thành “đa cấp”, song nếu được thực hiện một cách bài bản, Workshop có thể cùng với tiếp thị truyền thống phát triển thương hiệu thông qua những giới thiệu, chia sẻ, trải nghiệm, quá trình thành lập doanh nghiệp với khách hàng.
Đây cũng là kênh cho phép doanh nghiệp tương tác với khách hàng trực tiếp và thu về những phản hồi thực tế nhất mà không phải chắt lọc hay khảo sát, điều tra trên thực tiễn.Chỉ những đối tượng thực sự quan tâm đến sản phẩm mới đủ kiên nhẫn để tham gia những buổi workshop…điều này đồng nghĩa, hầu hết những khách hàng đều tiềm năng.
Đây là cơ hội để doanh nghiệp tư vấn, định hướng mua sản phẩm hữu ích. Nhiều trung tâm ngoại ngữ hiện nay, đang phát huy hiệu quả của workshop rất tốt và thu về hiệu quả cao. Workshop được họ tổ chức theo hình thử học thử miễn phí. Cuối buổi workshop, những món quà nho nhỏ gửi đến người tham gia có đính kèm logo hay giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Đây chính là giải pháp nâng cao được thương hiệu của doanh nghiệp.
Các bước xây dựng workshop thành công
Workshop hấp dẫn như thế và nhu cầu tham gia workshop ngày càng tăng thì đã đặt ra rất nhiều câu hỏi và vấn đề mà các nhà tổ chức cần giải quyết. Làm như thế nào để có thể tổ chức được một buổi workshop thành công rực rỡ.
Theo kinh nghiệp tổ chức workshop của wikiso và kinh nghiệm tham gia không biết bao nhiêu cái workshop dưới mọi hình thức rồi thì wikiso xin được đưa ra một và chi tiết mà thiết nghĩ nó có thể giúp ích cho những ai lần đầu tổ chức workshop. Cụ thể sẽ được trình bày dưới đây.
Bước chuẩn bị chu đáo
Bạn không thể cứ thế bắt tay vào tổ chức workshop được mà trước đó bạn phải có thao tác chuân bị chu đáo nhất. Chuẩn bị chu đáo chưa chắc sẽ có buổi workshop thành công nhưng buổi workshop muốn thành công thì đầu tiên nhất định thao tác chuẩn bị phải ra gì và này nọ.
Trước tiên là bạn phải chuẩn bị được:
- Xác định được rõ ràng mục đích phải tổ chức buổi hội thảo đó là gì. Bạn không thể nói rằng thích thì làm hay sếp bắt làm thì làm được, phải có mục đích rõ ràng thì mới vạch được hướng đi đúng đắn được.
- Thứ 2 đó là xác định được mong muốn cụ thể của bạn sau khi kết thúc buổi workshop, giá trị bạn cần phải đạt được là gì?
- Tiếp theo là bạn phải biết các bên tham gia workshop của bạn là ai, đặc điểm chung của họ là gì và vì sao lại chọn đối tượng là họ. Đây chính là lúc cần phải nghiên cứu tâm lý của công chúng đích đây.
- Sau đó bạn cần phải xác định được ai sẽ là người điều phối và ai sẽ là người ghi chép cho buổi workshop.
- Sau đó nhà tổ chức phải tạo ra được một chương trình nghị sự – agenda.
- Tiếp theo không thể bỏ qua bước xác định phương thức ghi lại buổi workshop cũng như là cách thức nắm bắt kết quả đầu ra.
- Lên kế hoạch hay còn gọi là lên kịch bản cho buổi workshop, sau đó tiến hành mời các bên liên quan và xác nhận câu trả lời tham dự của họ.
- Đây là bước cho bạn chuẩn bị cơ sở vật chất đây, có thể được gọi là chuẩn bị hậu cần cho buổi workshop. Nội dung quan trọng đấy nhưng hình thức cũng không thể qua loa được. Có chuyên nghiệp hay không thì cũng được thể hiện qua khâu hậu cần này.
- Sau đó là bạn cần phải gửi kịch bản (nếu cần thiết) cho bên tham dự.
- Để chu đáo hơn nữa thì bạn có thể tiến hành một số buổi phỏng vấn trước thềm workshop đối với các bên tham dự.
Nói chung là bước chuẩn bị nó rất là vất vả nhưng chịu khó chuẩn bị kỹ càng thì hiệu quả mang lại sẽ không khiến bạn thất vọng . tổ chức xong một buổi workshop bạn sẽ cảm thấy năng lực của bản thân tiến bộ rất nhiều và sếp của bạn cũng sẽ có những đánh giá khách quan mới dành cho bạn. Nên nếu như bạn lần đầu được giao cho việc tổ chức một buổi workshop cũng đừng quá lo lắng, cứ làm từng bước một thôi, chậm mà chắc tuyệt đối không nên hấp tấp, dễ hỏng việc đấy.
Xác định vai trò các bên tham gia workshop
Đây là một bước không thể thiếu để góp phần làm nên một buổi workshop thành công được. Bạn cần phải xác định được cụ thể mỗi đối tượng tham gia có vai trò gì mới được. Lưu ý là một người có thể sẽ đảm đương nhiều vai trò khác nhau nên hãy sắp xếp sao cho linh hoạt để đạt hiệu quả công việc tốt nhất bạn nhé.
Vai trò của nhà tài trợ (Sponsor)
Đây chính là người đóng vai trò qua trọng cho buổi workshop có thể tổ chức được hay không. Nếu như không có sự góp mặt của nhà tài trợ thì xin hỏi thẳng là kinh phí đâu mà tổ chức? Đúng không nào?
Tuy nhiên nhà tài trợ có thể không trực tiếp tham gia buổi hội thảo bạn nhé, nói chung sẽ có nhà tài trợ đến cũng có nhà tài trợ không. Mặc dù không đến nhưng vẫn phải mời thật chu đáo bạn nhé.
Quy mô của một buổi workshop thì thường không lớn lắm chính vì vậy là cũng không phân chia nhà tài trợ bạc, vàng, kim cương gì cả. Họ đều đượ gọi chung là nhà tài trợ thôi và một workshop thì sẽ có nhiều nhà tài trợ bạn nhé.
Vai trò của người điều phối (Facitilitator)
Mỗi buổi workshop thì sẽ có một người cầm trịch, người đó được gọi là người điều phối. Họ có vai trò sẽ giới thiệu chương trình, hướng dẫn các thành viên tham dự, phổ biến cấu trúc, quy tắc của buổi workshop. Họ có vai trò dẫn dắt chủ đề đi đúng hướng.
Người điều phối phải là người ngoài kiến thức chuyên môn ra còn phải là người có khiếu ăn nói, tạo được không khí thoái mái, tự nhiên cho buổi nói chuyện. Họ cũng là những người có khả năng xử lý tình huống nhạy bén vì trong buổi workshop thì sẽ thường có các tình huống bất ngờ xảy ra.
Không giống với nhà tài trợ, người điều phối phải có mặt ở buổi workshop từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Một người điều phối thì cần phải có một vài kỹ năng sau:
- Biết quan sát và mạnh dạn học hỏi từ tiền bối
- Biết tạo không khí tự nhiên, dẫn dắt trơn tru, không hối thúc khán giả
- Biết điểm dừng đúng lúc, biết chuyển nội dung khéo léo, không để lố giờ cũng không nên khiến thời gian “chết”.
- Ăn nói phải có khiếu vào, hài hước một chút thì mới thu hút và giữ chân được người tham dự đến cuối buổi hội thảo.
Vai trò của người ghi chép (Note-taker)
Cần phải xác định được người có vai trò ghi chép từ trước. Người này có vai trò ghi chép hóa lai các quyết định, các thông tin quan trọng diễn ra trong buổi workshop. Đồng thời họ cũng có vai trò theo dõi những hạng mục hay vấn đề chưa kịp giải quyết kịp trong buổi đó.
Người ghi chép này không phải ai cũng làm được, người đó cũng phải có một số phẩm chất tiêu biểu như sau:
- Hết sức tập trung, chú ý vào diễn biến của buổi workshop.
- Có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ tốt, dễ hiểu.
- Biết ưu tiên, lựa chọn, tinh lọc những thông tin quan trọng để ghi chép.
- Có khả năng sắp xếp nội dung một cách khoa học và logic.
Vai trò của người giám sát thời gian (Timekeeper)
Trong một buổi workshop không thể không có vị trí giám sát thòi gian này. Có thể trong lúc diễn biến, nội dung quá hấp dẫn, những trao đổi, tranh cãi thú vị khiến tất cả mọi ngừii bị cuốn vào, người điều phối cũng có khi quên mất vai trò điều phối của mình thì lúc này người giám sát thời gian sẽ phát huy tác dụng.
Họ có nhiệm vụ để các mục đi đúng thời gian dự tính ban đầu, không có hạng mục nào bị lố thời gian cũng không có hạng mục nào kết thúc quá nhanh. Cho dù người này không xuất hiện trực tiếp trên sân khấu nhưng ở trong hậu trường, người này cũng phải luôn theo dõi diễn biến của buổi hội thảo.
Họ phải kiểm tra thật chi tiết thời gian chạy có đúng không, tiến trình đang nhanh hay chậm để còn nhắc nhở người điểu phối dẫn dắt làm sao cho đúng tiến độ. Kỳ luật chặt chẽ về thời gian cũng chính là điều khiến cho buổi workshop của chúng ta trông chuyên nghiệp hơn.
Đối với người giám sát thời gian thì những điều mà bạn cần chuẩn bị đó là:
- Một bản kịch bản, bản tóm tắt lịch trình công việc của buổi workshop.
- Một chiếc bút là điều không thể thiếu.
- Nhất định phải có đồng hồ, có thể là loại đeo tay hoặc loại đếm giờ.
- Một cuốn sổ để ghi chép, chú thích những nội dung cần thiết.
- Một bộ đàm (nếu như có đủ điều kiện).
Vai trò của người tham dự (Participant)
Người tham dự chính là thành phần quan trọng nhất, quyết định buổi workshop có thành công hay không. Chẳng có cuộc hội thảo nào mà ban tổ chức đứng nói chuyện một mình cả. Người tham dự này là gọi chung cho khán giả, những người liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực đang được đề cập đến. Những người ngày sẽ đóng vai trò là cung cấp các thông tin mới mẻ, những góc nhìn đa chiều thú vị, đưa ra những câu hỏi hấp dẫn để tăng thêm sự toàn diện cho buổi workshop.
Nhóm khán giả mục tiêu của bạn là ai? Vì sao bạn lại lựa chọn họ mà không phải một nhóm người nào khác. Bạn phải sự tìm hiểu trước và cân nhắc các vấn đề sau đây:
- Những người đó là ai, giới tính nam hay nữ?
- Độ tuổi của họ là bao nhiêu, đang sống ở khu vực nào?
- Họ làm nghề gì, chuyên môn của họ ở mức nào?
- Những điều mà họ quan tâm là gì? Có liên quan gì đến chủ đề cảu buổi workshop không?
- Có những kênh nào để tiếp cận nhóm người này?
- Cách truyền thông qua các kênh đó như thế nào để tiếp cận được với họ, mời họ đi workshop?
Trên đây là một vài yếu tố nhất định bạn phải trả lời được khi lên kế hoạch cho buổi workshop. Tất nhiên là bạn có thể có thêm nhiều yếu tố khác nữa, nói chung là vẽ chân dung người tham dự càng chi tiết thì bạn càng dễ khoanh vùng và khả năng mời họ đến workshop thành công càng cao hơn.
Đây chính là bước cần sự nghiên cứu nhu cầu công chúng của bạn. Những ai có khả năng nghiê cứu bao quát này tốt thì khoanh vùng đối tượng càng nhanh chóng.
Lưu ý trong quá trình tiến hành workshop
Bạn không thể biến buổi hội tảo của bạn thành một buổi gặp mặt “hổ lốn” được. Là đơn vị tổ chức thì bạn phải chắc chắn rằng là những người đến với workshp là những người có mối quan tâm chung và những hiểu biết chúng. Như vậy thì họ mới nói chuyện được với nhau và chia sẻ được kiến thức cho nhau được.
Đây chính là điều giúp người điều phối điều phối buổi nói chuyện hiệu quả hơn. Thường đối với những người có kinh nghiệm thì người ta sẽ bắt đầu buổi hội thảo bằng môt câu chuyện thú vị nào đấy có liên quan đến chủ đề để tạo nên bầu không khí vui vẻ, thoải mái.
Quy tắc để nhận được sự đồng thuận cao trong buổi workshop có thể kể đến là:
- Luôn luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, không ngắt lời và không thái độ nếu quan điểm bất đồng.
- Tất cả mọi người đều có mong muốn đóng góp nên đừng chỉ tập trung vào một vài người.
- Thảo luận tự do, nhưng có khuôn khổ thời gian đã đề ra từ trước.
- Luôn nhớ rằng chúng ta đang tranh luận về vấn đề, hoàn toàn không phải tranh luận về con người.
- Nên có được sự đồng thuận về các quyết định trong buổi workshop.
Người điều phối phải có trách nhiệm không làm cho chủ đề của buổi thảo luận không đi quá xa. Giống như là nắm một sợi dây cương, níu giữ mọi người tập trung vào chuyên môn chính, không xa rời mục tiêu đặt ra ban đầu.
Như vậy có thể thấy rằng thành công của một buổi workshop phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mỗi một thành phần đều đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy bản thân mỗi người tham gia đều phải có sự chuẩn bị chỉn chu nhất cho buổi workshop của mình.
Bây giờ thì bạn đã biết workshop là gì hay chưa? Những yếu tố để tạo nên sự thành công của một buổi workshop là gì? Mong rằng nếu như bạn đang chuẩn bị một sự kiện workshop thì bài viết sẽ mang lại cho bạn một giá trị thông tin nào đó có ích. Nếu như còn gì thắc mắc thì hãy để lại cmt ở phía dưới bài viết này bạn nhé!