Zona là gì? Nó là một bệnh lý tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây đau đớn và khó chịu. Hiểu về tình trạng này sẽ giúp bạn có cách nhận biết và điều trị kịp thời. Hãy cùng đọc bài này cùng wikiso.net để biết thêm về bệnh này nhé.
Zona là gì?
Bệnh zona là một bệnh về da cấp tính do một loại virus thần kinh gây nên. Bệnh xảy ra tất cả các mùa trong năm và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, hay gặp ở người trưởng thành và người lớn tuổi. Bệnh gây nên thương tổn thần kinh ngoại biên.
Bệnh do một loại virus gọi là varicella-zoster – virus gây bệnh thủy đậu gây nên. Sau khi người bệnh mắc thủy đậu, virus đột nhập vào cơ thể, tiềm ẩn ở sừng sau của tủy sống khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm hệ miễn dịch, suy nhược cơ thể, sang chấn tâm lý thì bung ra gây bệnh.
Mặc dù bệnh zona có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, nó thường xuất hiện như một vùng từ giữa lưng xung quanh một bên ngực vào xương ức.
Cách tốt nhất để phân biệt các loại bệnh này, tránh nhầm lẫn là đi khám hoặc tư vấn với các bác sĩ Thần kinh từ xa hoặc bác sĩ Da liễu từ xa. Bệnh nhân không nên tự chẩn đoán và điều trị tại nhà khi chưa rõ nguyên nhân.
Đau nhức kéo dài ở vùng da bị zona là do tổn thương các rễ thần kinh nên gọi là zona thần kinh.
Bệnh zona thần kinh là vấn đề viêm nhiễm trùng do virus, gây ra các phát ban đỏ rộp và đau đớn. Mặc dù zona thần kinh có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng theo các báo cáo y tế, hầu hết nó sẽ xuất phát ở dạng các nốt mụn nước mọc chi chít theo hàng dài ở bên trái hoặc phải của thân người.
Thông thường thì bệnh sẽ hết trong khoảng thời gian từ hai đến ba tuần lễ đối với hầu hết các trường hợp nhiễm VZV. Nó cũng rất hiếm khi quay trở lại nếu bệnh nhân đã từng bị bệnh zona một lần. Thế nhưng, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ, vẫn có từ một đến ba người mang khả năng zona thần kinh tái phát trong các thời điểm khác nhau sau này.
Mặc dù bệnh zona thần kinh không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng cảm giác đau đớn và khó chịu mà nó mang lại có thể gây ra nhiều rắc rối. Việc điều trị sớm sẽ rất quan trọng trong vấn đề làm giảm tình trạng nhiễm trùng cũng như đề phòng các nguy cơ trở nặng không mong muốn.
Triệu chứng của bệnh Zona là gì?
Bệnh lý zona thần kinh thường ảnh hưởng đến một vùng cơ thể nhất định. Những khu vực hay nhiễm zona là thắt lưng, lưng, ngực và bụng. Tuy nhiên, một số trường hợp thì zona phát triển ở vùng mặt, xung quanh mắt, miệng, tai và tay chân. Virus VZV cũng có thể tấn công đến những nội tạng của cơ thể bệnh nhân.
Nguyên nhân khiến bệnh zona thần kinh chỉ xảy ra trên một vùng cơ thể cố định là do nó thường gây ảnh hưởng đến một hạch thần kinh gốc duy nhất ở gần sống lưng. Cảm giác đau nhức khó chịu cũng xuất phát từ đây chứ không phải do các mụn rộp trên da.
Trên thực tế, việc zona phát triển trên khu vực nào sẽ mang đến kết quả là những triệu chứng có sự khác biệt, cụ thể là:
Triệu chứng chung của Zona là gì?
- Cảm giác đau âm ỉ kéo dài trên vùng da, kèm theo đó có thể là nóng rát, châm chích như kim đâm.
- Trên da xuất hiện các vết ban như khi bị bệnh trái rạ, tuy nhiên nó sẽ tập trung ở các khu vực nhất định.
- Việc phát ban có thể dẫn đến các nốt mụn rộp chứa đầy chất dịch lỏng trong suốt
Triệu chứng cụ thể ở các bộ phận
Bệnh zona thần kinh trên người: Lưng, bụng, sườn
- Tình trạng phát ban kèm mụn phồng rộp từ một đến nhiều vệt trải dài trên các đốt da (dermatome). Vị trí nó xuất hiện thường là mạn sườn, vùng bụng, lưng và xung quanh eo. Nó chỉ mọc ở một bên.
- Vị trí kể trên sẽ phụ thuộc vào đốt da mà virus tác động vào.
Zona thần kinh vùng mặt
- Vị trí zona tấn công là vùng da quanh mắt và trán.
- Đau đớn trên vùng bị bệnh.
- Phát ban mụn rộp.
- Mất sức ở cơ bắp.
- Đầu đau nhức.
Bệnh zona thần kinh ở mắt
Nếu virus tấn công vào dây thần kinh của mắt, nghĩa là bệnh nhân đã mắc phải bệnh herpes zoster ophthalmicus. Nó sẽ gây tình trạng đỏ lòng mắt, sưng và đau viền mắt và thậm chí cả mất khả năng nhìn tạm thời.
Bệnh zona ở tai
Khi bệnh diễn ra, ngoài các biểu hiện chung thì bệnh có thể khiến khả năng nghe ở bên tai bị nhiễm virus giảm sút, đồng thời làm các cơ mặt gần đó yếu đi.
Bệnh zona thần kinh ở vùng miệng
- Đau vùng mặt xung quanh miệng.
- Đau răng.
- Tổn thương các mô cứng hoặc mềm cửa vòm miệng.
- Đau đớn khi mở miệng để ăn hay uống.
Một số biểu hiện ít gặp khác
- Người bệnh zona thần kinh có thể cảm thấy dạ dày khó chịu.
- Mệt mỏi toàn thân.
- Cảm giác ớn lạnh.
- Sốt nhẹ.
Các biến chứng của Zona thần kinh
Bạn đừng chủ quan vì Bệnh zona thần kinh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không điều trị, bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn gây ra nhiều biến chứng rắc rối cho bạn.
- Phát ban vùng mắt, nếu không được điều trị sẽ gây tổn thương đến mắt.
- Da có thể bị sưng đỏ, cảm thấy đau khi chạm vào hoặc bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Đau một bên tai dữ dội hoặc mất thính giác, chóng mặt, mất vị giác.
- Đặc biệt, đau thần kinh sau zona là biến chứng hay gặp nhất.
Nguyên nhân bị Zona thần kinh là gì?
Như đã nói ở trên, virus VZV chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh lý zona thần kinh. Không chỉ vậy, nó cũng còn là thủ phạm của bệnh thủy đậu mà có lẽ đã quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người. Theo y học hiện đại, virus VZV được phân vào nhóm virus herpes, và đây là lý do mà các bác sĩ dùng cái tên khoa học “herpes zoster” cho bệnh zona thần kinh.
Nhiều tài liệu cũng chỉ ra một vấn đề mà ít người biết, đó là sau khi thủy đậu “rút quân” khỏi cơ thể thì virus VZV vẫn còn tồn tại. Nó chọn cách không hoạt động mà trú ngụ tại những hạch gốc của hệ thống thần kinh ngoại biên. Cũng phải bổ sung thêm răng tất cả chủng virus herpes đều có khả năng này, tồn tại vô thời hạn ở trạng thái ẩm mình im lặng.
Trong các điều kiện thích hợp, virus VZV có thể được kích hoạt trở lại, giống như thức giấc sau một mùa ngủ đông, rồi di chuyển đến dây thần kinh và gây nên nhiễm trùng. Các nhà khoa học chưa thể tìm ra chính xác yếu tố kích thích sự tái hoạt động của virus này, nhưng thường thì điều này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị ngoại lai tấn công và làm suy yếu.
Một số những yếu tố rủi ro có thể “đánh thức” virus VZV gây bệnh zona thần kinh bao gồm:
- Căng thẳng thần kinh hoặc chấn thương.
- Các phương pháp trị bệnh với hoạt chất gây ức chế hệ miễn dịch.
- Cơ thể nhiễm HIV.
- Bệnh ung thư và việc tiếp nhận điều trị bệnh ung thư.
- Tuổi cao, sức yếu.
Cách chẩn đoán bệnh zona
Chẩn đoán lâm sàng
Trên thực tế thì các dấu hiệu cũng như triệu chứng của zona thần kinh thường rất nổi bật, vì vậy có thể chẩn đoán lâm sàng chính xác khi có phát ban mụn rộp trên da. Tuy nhiên, việc này sẽ gặp khó khăn nếu việc phát ban trên da không xảy ra. Với trường hợp này, nó rất dễ bị nhầm lẫn với nhiễm trùng da đơn giản, chốc lở, viêm da, viêm nang lông. Ghẻ, côn trùng cắn, mề đay, nhiễm nấm hoặc dị ứng thuốc.
Bệnh zona thần kinh cũng khó chẩn đoán lâm sàng hơn đối với bệnh nhi, người già, người có hệ thống miễn dịch yếu.
Xét nghiệm PCR để chẩn đoán bệnh zona thần kinh
Với những đối tượng không thể khám lâm sàng thì việc thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán là vô cùng cần thiết và hữu ích. Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) được xem là phương pháp hiệu quả nhất dùng trong trường hợp zona không gây phát ban.
Nguyên nhân dùng PCR là vì nó có thể phát hiện DNA của virus VZV gây bệnh zona thần kinh rất nhanh chóng. Bệnh nhân có thể được lấy mẫu bệnh phẩm từ vảy da tổn thương hoặc nước bọt.
Bên cạnh PCR, lấy mẫu sinh thiết cũng là một phương pháp hữu hiệu dùng để chẩn đoán zona thần kinh. Một số những cách xét nghiệm ít phổ biến hơn là kháng thể huỳnh quang trực tiếp DFA, Tzanck smear và huyết thanh họng.
Zona thần kinh có lây không?
Bệnh zona là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ người này sang người khác. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh sẽ có khả năng bị lây nhiễm cao.
- Đối với người chưa tiêm vacxin thủy đậu và chưa bị bệnh thủy đậu thì sẽ có nguy cơ phát bệnh này trước, sau khi lành bệnh thì có thể bị zona.
- Những người đã tiêm phòng ngừa zona thì vẫn có thể bị mắc bệnh khi hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Ở trường hợp người đã bị mắc bệnh thủy đậu thì sẽ không bị nhiễm bệnh zona thần kinh từ người khác
Cách phòng tránh bệnh Zona thần kinh
Nhiều người có thể sẽ đặt câu hỏi là liệu zona thần kinh có lây hay không? Câu trả lời là bệnh không thể truyền trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, với người chưa từng có tiền sử thủy đậu, khi có sự tiếp xúc với mủ nước của bệnh nhân zona sẽ bị nhiễm virus VZV. Nếu bị nhiễm mà họ lại chưa được tiếp vaccine phòng bệnh thủy đậu thì khả năng bệnh trái rạ xuất hiện là rất cao.
Bệnh zona thần kinh cũng không thể lây nếu bệnh nhân ho hay hắt hơi, việc quan trọng nhất cần làm đề che chắn thật kỹ vùng da phát ban. Một lưu ý quan trọng nữa là virus chỉ có khả năng lây lan khi mụn nước được hình thành, còn lại khi lớp da đã đóng vảy thì nó không còn có thể gây nhiễm bệnh đến người khác.
Các biện pháp đề phòng tránh bệnh zona thần kinh lây lan:
- Nên để vết phát ban được che lại, tránh cho chúng bị vỡ.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng kháng khuẩn.
- Tránh gãi hay dùng tay đụng chạm vào vùng da bị bệnh.
- Những người bị bệnh cũng cần tránh tiếp xúc quá nhiều với các đối tượng sau: Trẻ em sơ sinh, các bé sinh non, phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú, những người chưa từng tiêm vaccine thủy đậu và những người có hệ miễn dịch yếu.
- Tiêm vaccine: Với trẻ em là vaccine thủy đậu và người trưởng thành là vaccine zona thần kinh.
Cách điều trị bệnh Zona thần kinh
Sử dụng thuốc Tây
Các bác sĩ có thể kê một số thuốc kháng virus cũng như thuốc bôi ngoài da dạng kem dễ sử dụng để làm giảm tình trạng đau nhức, ngăn ngừa tăng nặng triệu chứng và tránh phát ban quay trở lại. Bài viết xin liệt kê năm loại thuốc tây chuyên dùng trong điều trị bệnh zona thần kinh:
- Valtrex: Thuốc nên dùng cho bệnh nhân zona từ mười hai tuổi trở lên.
- Acyclovir: Thuốc không thể chữa dứt điểm zona nhưng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng.
- Valacyclovir: Cũng như acyclovir, thuốc không trị dứt điểm bệnh cũng như khiến bệnh lây lan sang người khác nhưng nó giúp cải thiện triệu chứng.
- Famciclovir: Loại thuốc này đôi khi dùng cho người nhiễm HIV có biểu hiện của bệnh zona thần kinh tại vùng miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn.
- Prednisone: Thuốc nhóm thuốc corticosteroid, được sử dụng để chống viêm và ức chế hệ thống miễn dịch.
Bài thuốc Nam chữa bệnh zona thần kinh
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tân dược, có rất nhiều bài thuốc nam mà bệnh nhân zona có thể dùng thử. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng đã tham khảo lời khuyên y tế cần thiết trước khi áp dụng các phương pháp này.
- Dùng mật ong kết hợp với dầu dừa: Dùng một thìa cà phê dầu dừa, một thìa cà phê một ong nguyên chất và một thìa cà phê nước ấm, sau đó trộn đều tạo thành hỗn hợp bôi da. Bệnh nhân nên vệ sinh sạch sẽ vùng bị bệnh rồi dùng tăm bông thấm lấy dung dịch và xoa đều lên da. Để tinh chất thẩm thấu trong một giờ đồng hồ rồi làm sạch lại bằng nước ấm.
- Dùng nước nha đam để uống: Lấy khoảng 20 gram lõi của cây lô hội, đem xay nhuyễn rồi cho vào nồi đun cùng với lượng nước là 100 ml. Đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn thì thêm vào một hoặc hai viên đường phèn, khuấy nhẹ cho đến khi đường tan. Bệnh nhân để nguội rồi uống hết một lần giúp trị bệnh zona thần kinh hiệu quả.
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác
- Sử dụng tinh dầu để làm giảm tình trạng kích ứng trên da do bệnh zona thần kinh: Dầu hoa cúc, dầu khuynh diệp hoặc dầu cây trà. Tuy nhiên, nên pha loãng dầu với chất vận chuyển trước khi dùng bôi lên da.
- Sử dụng bột yến mạch để tắm: Trong bột yến mạch có chứa flavonoid và saponin giúp giảm viêm hiệu quả. Hãy pha nó với nước mả rồi dùng để vệ sinh cơ thể.
Bệnh zona nên ăn gì, kiêng gì?
Người bị zona nên kiêng ăn gì?
Để tránh gây ra các biến chứng rắc rối, người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu chất béo: vì chúng sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn và bệnh lâu lành hơn.
- Rượu bia: đồ uống có cồn sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch, khiến virus lây lan mạnh hơn.
- Các sản phẩm được chế biến từ socola, yến mạch, mầm lúa mì, dừa,…
- Ngũ cốc tinh chế: chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến cho vết phỏng lâu lành.
Người bị zona nên ăn gì?
Người bị zona thần kinh nên bổ sung những thực phẩm dưới đây để bệnh nhanh chóng hồi phục:
- Thực phẩm giàu vitamin C và kẽm như: cam, gan động vật, bơ,… giúp tăng cường sức đề kháng.
- Thực phẩm giàu lysine có trong sữa, cá, các loại đậu, pho mát,…
- Bổ sung vitamin B6, B12.
Như vậy bài viết đã giải đáp cho các bạn zona là gì và tất cả những thứ liên quan về bệnh Zona. Hi vọng sau bài viết này bạn sẽ hiểu được Zona là gì là có những lối sống lành mạnh để phòng chống bệnh này.